BAN THƯỜNG VỤ QUẬN ỦY QUẢN LÝ Ở PHỐ HỒ CHÍ MINH - QUAN NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
1.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ phường mới thànhlập diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh và lập diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh và tiêu chí đánh giá
1.2.1.1. Quan niệm về cán bộ, chất lượng đội ngũcán bộ phường mới thành lập diện Ban Thường vụ Quận cán bộ phường mới thành lập diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Khái niệm "cán bộ" và những khái niệm có liên quan
Thứ nhất, khái niệm "cán bộ": Từ cán bộ được du nhập vào nước ta từ
Trung Quốc và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến để phân biệt với nhân dân. Từ cán bộ tựu trung có hai nghĩa chủ yếu: Nghĩa thứ nhất là cái khung, cái khuôn; Nghĩa thứ hai là người nòng cốt, người chỉ huy.
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: "Cán bộ: dt. 1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước. 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, khơng giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước" [85, tr.249].
Theo Điều 4, Luật Cán bộ, cơng chức (có hiệu lực từ ngày 01-01- 2010) thì “Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu "cán bộ" là khái niệm dùng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hồn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân cơng.
Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ, nhưng tựu trung lại, có hai cách hiểu cơ bản:
Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm
việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đồn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một
tổ chức để phân biệt với người khơng có chức vụ.
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản:
+ Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị... lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.
+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị.
+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân cơng cơng tác sau khi hồn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.
+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: "Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [52, tr.269].
Thứ hai, khái niệm "chất lượng"
Chất lượng: (theo nghĩa triết học) được định nghĩa theo cuốn Từ điển
bách khoa Việt Nam do Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 như sau:
Phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu thị ra bên ngồi. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn cịn là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng [80, tr.419].
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Chất lượng: dt. 1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. 2. Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia” [85, tr.331].
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, tính chất (thuộc tính tạo
nên cái giá trị của một con người, một sự vật, hiện tượng).
Thứ hai, những phẩm chất đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đặt ra.
Nói cách khác, chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn được quy định trước đó.
Thứ ba, khái niệm "đội ngũ": chỉ khối đông người được tập hợp, tổ
chức thành một lực lượng có cùng một tác dụng và vai trị trong một địa phương. Nó gồm nhiều chức danh, nắm giữ các vị trí có ảnh hưởng quyết định trong hệ thống tổ chức của một cấp.
Nội hàm “đội ngũ cán bộ” cũng bao hàm nhiều nội dung. Xét về mặt cấu trúc, có thể quan niệm đội ngũ cán bộ bao hàm hai bộ phận: thứ nhất, gồm những cán bộ được hình thành qua con đường đào tạo tại các trường; thứ hai, gồm những cán bộ được hình thành qua con đường bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm. Xét về loại hình đội ngũ cán bộ, có thể phân thành các loại:
- Cán bộ Đảng và đoàn thể;
- Cán bộ nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp); - Cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế;
- Cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, xã hội và cán bộ quản lý thuộc các ngành này;
- Cán bộ lực lượng vũ trang,…..
Đội ngũ cán bộ của Đảng có nhiều loại. Mỗi loại có vai trị, vị trí nhất định trong xã hội.
Thứ tư, quan niệm “chất lượng cán bộ”: “là sự thống nhất giữa phẩm
chất chính trị và năng lực cơng tác, thể hiện ở kết quả hồn thành nhiệm vụ, không thể tách rời và đối lập yêu cầu về phẩm chất chính trị với u cầu về năng lực cơng tác” [24, tr.196].
Chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên được hình thành từ phẩm chất và năng lực của mỗi con người cán bộ đảng viên. Trong đó, phẩm chất của người cán bộ đảng viên là những giá trị đích thực về chính trị, tư tưởng, văn hố, tinh thần...mà bản thân người cán bộ đã hội tụ được qua quá trình đào tạo, rèn luyện, tu dưỡng trong hoạt động thực tiễn bao gồm ý thức đạo đức, ý thức chính trị, ý thức thẩm mỹ..., là khả năng nhận thức và tự giác thực hiện...phù hợp với mục tiêu lý tưởng của Đảng, lợi ích của đất nước, của nhân dân [62, tr.3].
Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ khơng thể chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng của từng đảng viên mà cần phải nghiên cứu tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan đến đội ngũ cán bộ, làm nên sức mạnh để đội ngũ cán bộ hoan thành vai trị, trách nhiệm của mình. Vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ khơng thể hiểu chỉ là sự cộng lại chất lượng của từng cán bộ, khơng thể quan niệm cứ có số lượng cán bộ đơng thì đội ngũ cán bộ sẽ mạnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn phụ thuộc vào cách thức xây dựng, sắp xếp, sử dụng sao cho mỗi người phải phát huy hết được khả năng, sở trường của mình và của cả tập thể, tức là phải có một cơ cấu tương đối hợp lý.
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu: Chất lượng đội ngũ cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực của từng thành viên với số lượng và cơ cấu các thành viên trong tổ chức nhằm phát huy cao nhất kết quả lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ theo phạm vi, chức năng và quyền hạn được quy định theo từng cấp.
Từ những nội dung trình bày nêu trên, có thể quan niệm: Chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVQU quản lý ở TP.HCM là sự tổng hợp các yếu tố chất lượng từng cán bộ, số lượng cán bộ và cơ cấu đội ngũ cán bộ trong tổ chức đảng, chính quyền ở các phường mới thành lập nhằm phát huy cao
nhất kết quả lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chức trách được giao theo quy định theo từng cấp.
Do đó, khi xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ phường mới thành lập diện BTVU quản lý cần phải xem xét đồng bộ, hợp lý cả ba mặt: chất lượng cán bộ, số lượng cán bộ và cơ cấu đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ cán bộ phường diện BTVQU quản lý có những đặc trưng cơ bản như sau:
+ Là người có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, phương pháp công tác; đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện tốt các quyết định của cấp mình hoặc cấp trên giao. Kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc; bổ sung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khi cần thiết; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận. Đồng thời, họ còn là người giữ vai trị đồn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội bộ tổ chức vững mạnh.
+ Là những người đại diện một tổ chức, một tập thể... chủ yếu do bổ nhiệm hoặc bầu cử, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan Đảng, chính quyền (cấp trưởng, cấp phó); và là những người chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địa phương, đơn vị hoặc lĩnh vực cơng tác được đảm nhận.
Từ nhận thức đó, đặc biệt theo quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, cơng chức xã, phường, thị trấn; Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; Luật Cán bộ, cơng chức được Quốc Hội khố XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010; Căn cứ Quyết định số 705-QĐ/TU, ngày 24/3/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy
về ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ; Hướng dẫn số 14- HD/BTCTU ngày 02/10/2008 của Ban Tổ chức Thành ủy về thực hiện quy định phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử thì đội ngũ cán bộ phường mới thành lập diện BTVQU quản lý ở TP.HCM bao gồm các chức danh:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy phường; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND phường; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường;