Trách nhiệm, quyền hạn của ban thường vụ huyện ủy đối với cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 26 - 28)

với cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý

Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, ban hành kèm theo Quyết định số 705-QĐ/TU ngày 24/3/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh xác định trách nhiệm, quyền hạn của ban thường vụ huyện ủy đối với cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý như sau:

- Quyết định phân công công tác các đồng chí ủy viên ban thường vụ, huyện ủy viên.

- Trên cơ sở đề nghị của đồng chí bí thư và thường trực huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy thảo luận và quyết định:

+ Tuyển chọn, điều động, luân chuyển, bố trí, phân cơng cơng tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chính sách đối với các chức danh: Trưởng, phó ban đảng huyện ủy và tương đương; bí thư, phó bí thư đảng ủy, chi bộ trực thuộc; trưởng phịng, phó trưởng phịng và tương đương khối quản lý nhà nước; bí thư, phó bí thư Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận và các đồn thể huyện; giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân,

ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Trao đổi với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước khi thực hiện việc bố trí, thay đổi nhân sự chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra huyện ủy.

+ Đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy bố trí, phân cơng cơng tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ giữ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy công tác tại huyện.

- Chuẩn bị trình huyện ủy xem xét giới thiệu nhân sự bổ sung huyện ủy; giới thiệu bầu bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra huyện ủy.

- Chuẩn y bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ các đảng ủy, chi bộ trực thuộc; chỉ định bổ sung ủy viên ban thường vụ đảng ủy; khi cần thiết chỉ định bí thư đảng ủy, chi bộ trực thuộc.

- Tham gia ý kiến với Đảng ủy Công an thành phố, Đảng ủy Quân sự thành phố về bố trí, bổ nhiệm trưởng, phó cơng an huyện; trưởng, phó ban chỉ huy quân sự huyện. Khi lựa chọn nhân sự tham gia huyện ủy hoặc quyết định khen thưởng, kỷ luật về đảng đối với trưởng, phó cơng an huyện; trưởng, phó ban chỉ huy quân sự huyện thì trao đổi, thống nhất với Đảng ủy Công an thành phố, Đảng ủy Quân sự thành phố.

- Tham gia ý kiến với Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân thành phố, Ban lãnh đạo Cục thuế, Ban lãnh đạo Kho bạc nhà nước thành phố về bố trí, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị theo ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại huyện; tham gia ý kiến với Đảng ủy Sở Giáo dục – Đào tạo về nhân sự hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Trung học phổ thơng tại địa phương.

Với quy định như trên có thể thấy trách nhiệm, quyền hạn của ban thường vụ huyện ủy đối với cán bộ ban thường vụ huyện ủy trực tiếp quản lý và cán bộ ban thường vụ huyện ủy phối hợp với ngành dọc quản lý có mức độ khác nhau. Đối với cán bộ ban thường vụ huyện ủy trực tiếp quản lý, ban

thường vụ huyện ủy có trách nhiệm, quyền hạn quyết định trực tiếp về việc: Tuyển chọn, điều động, ln chuyển, bố trí, phân cơng cơng tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định giữ chức vụ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chính sách cán bộ. Cịn đối với cán bộ ban thường vụ huyện ủy phối hợp với ngành dọc quản lý, trách nhiệm, quyền hạn của ban thường vụ huyện ủy chỉ là tham gia ý kiến với cấp ủy của cơ quan ngành dọc cấp thành phố khi thực hiện những vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w