THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ CÁC CHỨC DANH DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 52 - 65)

THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ CÁC CHỨC DANH DIỆN BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY QUẢN LÝ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

2.2.1.Thực trạng

Quán triệt các quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ban thường vụ huyện ủy đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơng tác cán bộ nói chung và trong giới thiệu cán bộ ứng cử nói riêng, đã từng bước cụ thể hóa ngun tắc tập trung dân chủ trong cơng tác cán bộ thành những quy chế, quy trình cụ thể, đảm bảo cho nguyên tắc tập trung dân chủ được thực hiện một cách nghiêm túc trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý, nhằm xây dựng được một đội ngũ cán bộ có đức, có tài góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

Những năm qua, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh có những ưu điểm và hạn chế, tồn tại như sau:

2.2.1.1. Ưu điểm

* Việc quán triệt, cụ thể hóa nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý.

Các ban thường vụ huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức sâu sắc, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác

cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Căn cứ Quy định về phân cơng, phân cấp quản lý cán bộ ban hành theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007; Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị; Quy định về phân cấp quản lý cán bộ ban hành theo Quyết định số 705-QĐ/TU ngày 24/3/2008; Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành theo Quyết định số 714-QĐ/TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Các ban thường vụ huyện ủy đã quán triệt, cụ thể hóa các quy định và quy chế trên thông qua việc xây dựng và ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ; quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ở cấp mình.

Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của các ban thường vụ huyện ủy ban hành, đã cụ thể hóa các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ thành các nguyên tắc, các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Các quy chế này đều nhất quán ở một số nội dung sau:

- Về nguyên tắc:

Đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu. Do đó quyền quyết định giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý thuộc về ban thường vụ huyện ủy. Các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào các bước của quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử, trên cơ sở bảo đảm dân chủ và phát huy đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là người đứng đầu.

Lựa chọn cán bộ để giới thiệu ứng cử phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ. Ưu tiên lựa chọn trong nguồn cán bộ đã quy hoạch của chức danh

giới thiệu ứng cử, bảo đảm sự ổn định, có kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Về trách nhiệm và thẩm quyền:

Người đứng đầu, cấp ủy viên, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ được đề xuất. Cá nhân, tập thể đề xuất nhân sự giới thiệu ứng cử phải chịu trách nhiệm về đề xuất của mình.

Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu hai người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu đề xuất để giới thiệu ứng cử hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Nhìn chung các quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý của các ban thường vụ huyện ủy ban hành đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong mỗi bước của quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử. Đây là cơ sở quan trọng để lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động trong công tác giới thiệu cán bộ ứng cử, đồng thời cũng là cơ sở để ban thường vụ huyện ủy và các cơ quan tham mưu của thành ủy thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác giới thiệu cán bộ ứng cử.

- Về quy trình:

+ Đối với chức danh ủy viên ban thường vụ huyện ủy (từ nguồn nhân sự tại chỗ):

Căn cứ nhu cầu công tác, trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, đồng chí bí thư huyện ủy, thường trực huyện ủy và trưởng ban tổ chức huyện ủy đề xuất phương án nhân sự; ban thường vụ huyện ủy thảo luận, dự kiến nguồn nhân sự và phân công công tác đối với cán bộ được giới thiệu ứng cử, gửi công văn đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy

cho ý kiến về chủ trương.

Sau khi được Thường trực Thành ủy (do Ban Thường vụ Thành ủy ủy quyền) đồng ý về chủ trương thì tiến hành quy trình nhân sự như sau:

Bước 1: Tập thể ban thường vụ huyện ủy thảo luận, lựa chọn nhân sự

và thông qua nhận xét, đánh giá cán bộ được giới thiệu ứng cử. Nhu cầu bầu cử một người có thể lựa chọn giới thiệu một người hoặc nhiều hơn.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ huyện. Trình tự tổ

chức hội nghị ban chấp hành đảng bộ huyện để lấy ý kiến như sau:

Trao đổi, thảo luận về yêu cầu giới thiệu cán bộ ứng cử, tiêu chuẩn chức danh cán bộ giới thiệu ứng cử.

Thông báo danh sách do ban thường vụ huyện ủy giới thiệu; tóm tắt lý lịch, q trình học tập, cơng tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

Giới thiệu bổ sung (nếu có).

Lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Phiếu có in sẵn danh sách cán bộ được giới thiệu, nếu danh sách có nhiều người thì xếp thứ tự tên cán bộ theo vần A-B-C; ứng với tên mỗi người trong danh sách có 2 ơ tương ứng với 2 cột “Đồng ý”, “Không đồng ý”; người tham gia bỏ phiếu đánh dấu “X” vào ô tương ứng với cột mà mình chọn. Trên phiếu có chỗ để người tham gia bỏ phiếu ghi ý kiến khác hoặc giới thiệu nhân sự khác. Người tham gia bỏ phiếu không phải ký tên vào phiếu, được dành thời gian và điều kiện cần thiết để suy nghĩ, xem xét về nhân sự để có ý kiến một cách khách quan, trung thực giúp cấp có thẩm quyền đánh giá đúng đắn về cán bộ. Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để ban thường vụ huyện ủy xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định.

Bước 3: Ban thường vụ huyện ủy thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu

quyết (bằng phiếu kín) giới thiệu cán bộ ứng cử. Nhân sự được giới thiệu ứng cử phải có đa số ủy viên ban thường vụ huyện ủy tán thành.

Bước 4: Ban thường vụ huyện ủy lập tờ trình (có đầy đủ hồ sơ theo

quy định) gửi Ban Thường vụ Thành ủy xem xét quyết định. Trường hợp ban thường vụ huyện ủy và bí thư huyện ủy có ý kiến khác nhau thì báo cáo đầy đủ để Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định; nếu có hai người được tập thể lãnh đạo giới thiệu có số phiếu ngang nhau thì chọn người do bí thư huyện ủy giới thiệu; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

Ban Thường vụ Thành ủy xem xét quyết định về nhân sự. Thông báo để ban thường vụ huyện ủy lãnh đạo việc bầu cử theo đúng quy định.

Quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử như trên đã thể hiện khá rõ những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là việc lựa chọn, đề xuất nhân sự được thảo luận công khai dân chủ; số người giới thiệu ứng cử có thể nhiều hơn số lượng cần bầu; hình thức biểu quyết thực hiện bằng phiếu kín; cán bộ được chọn để giới thiệu ứng cử phải được đa số ủy viên ban thường vụ huyện ủy tán thành; quy trình lấy ý kiến tham khảo rất dân chủ, trong hội nghị các thành viên được dân chủ thảo luận công khai, được cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu, thông tin về cán bộ giới thiệu ứng cử, được giới thiệu bổ sung ngoài danh sách do ban thường vụ huyện ủy đề xuất, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Việc quy định, nếu ý kiến của bí thư huyện ủy và ban thường vụ huyện ủy khác nhau thì báo cáo thành ủy xem xét; nếu hai người có số phiếu ngang nhau thì chọn người do bí thư huyện ủy giới thiệu đã thể hiện việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giới thiệu cán bộ ứng cử.

+ Đối với các chức danh khác thuộc diện ban thường vụ huyện ủy trực tiếp quản lý:

Căn cứ nhu cầu công tác, đảng ủy, chi bộ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là tập thể lãnh đạo) có cơng văn gửi ban thường vụ huyện ủy (Đối với khối chính quyền đồng thời có cơng văn gửi thường trực ủy ban

nhân dân huyện) xin ý kiến về chủ trương, số lượng; dự kiến nguồn nhân sự và phân công công tác đối với cán bộ được giới thiệu ứng cử.

Ban thường vụ huyện ủy ủy quyền cho thường trực huyện ủy xem xét cho chủ trương về giới thiệu cán bộ ứng cử để các cơ quan, đơn vị tiến hành quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử.

Sau khi có ý kiến của thường trực huyện ủy đồng ý về chủ trương thì các cơ quan, đơn vị tiến hành quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:

Bước 1: Lựa chọn cán bộ.

Ban Tổ chức huyện ủy (nếu giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh thuộc khối Đảng, đồn thể) hoặc Phịng Nội vụ (nếu giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh thuộc khối quản lý hành chính nhà nước) cùng với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị bầu cử cán bộ, trên cơ sở nguồn cán bộ quy hoạch và kết quả nhận xét đánh giá cán bộ, rà soát theo tiêu chuẩn cán bộ, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn cán bộ, trước hết phải xem xét cán bộ trong diện quy hoạch dự bị chức danh giới thiệu ứng cử, nếu cán bộ trong quy hoạch không đủ tiêu chuẩn mới xem xét đến nguồn cán bộ khác; nhu cầu bầu một người có thể lựa chọn giới thiệu một người hoặc nhiều hơn. Báo cáo thường trực huyện ủy để thường trực huyện ủy xin chủ trương của ban thường vụ huyện ủy.

Sau khi ban thường vụ huyện ủy đồng ý về chủ trương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác thì ủy quyền ban tổ chức huyện ủy thực hiện các công việc sau:

Gặp cán bộ được dự kiến giới thiệu ứng cử để trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Làm việc với tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để trao đổi về chủ trương điều động, giới thiệu cán bộ ứng cử; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với cán bộ.

Làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ ứng cử.

Tham mưu ban thường vụ huyện ủy văn bản trao đổi với các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp cán bộ đủ tiêu chuẩn nhưng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác khơng nhất trí việc điều động, ban tổ chức huyện ủy vẫn báo cáo để ban thường vụ huyện ủy xem xét quyết định.

Bước 2: Lấy ý kiến.

Các cơ quan tham mưu (ban tổ chức huyện ủy hoặc phòng nội vụ) phối hợp với tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được giới thiệu ứng cử để tổ chức lấy ý kiến về cán bộ được giới thiệu ứng cử.

Thành phần tham gia ý kiến như sau:

Đối với cơ quan, đơn vị có chi bộ cơ sở, lấy ý kiến của tồn thể cán bộ, cơng chức, đảng viên hoặc của cán bộ chủ chốt.

Đối với cơ quan, đơn vị có đảng bộ cơ sở, lấy ý kiến của đảng ủy. Trình tự, thủ tục trong hội nghị lấy ý kiến như sau:

Trao đổi, thảo luận về yêu cầu giới thiệu cán bộ ứng cử, tiêu chuẩn chức danh cán bộ giới thiệu ứng cử.

Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, q trình học tập, cơng tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

Thảo luận, giới thiệu bổ sung cán bộ ngoài danh sách giới thiệu của tập thể lãnh đạo (nếu có).

Ghi phiếu lấy ý kiến (khơng phải ký tên).

Phiếu lấy ý kiến sẽ do Ban Tổ chức huyện ủy kiểm phiếu và báo cáo Thường trực huyện ủy (nếu giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh thuộc khối Đảng, đồn thể) hoặc Phịng Nội vụ kiểm phiếu và báo cáo Thường trực ủy ban nhân dân huyện (nếu giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh thuộc khối quản lý hành chính nhà nước). Nếu cán bộ từ nguồn nhân sự tại chỗ, công khai kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến trước cấp ủy cơ sở. Kết quả phiếu lấy ý kiến có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định.

Bước 3: Các cơ quan tham mưu thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện.

Ban tổ chức huyện ủy và các cơ quan tham mưu của huyện ủy thẩm định nhân sự dự kiến giới thiệu ứng cử theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Ban tổ chức huyện ủy có trách nhiệm thẩm định về tiêu chuẩn chính trị, trình độ chun mơn, năng lực cơng tác; ủy ban kiểm tra huyện ủy có trách nhiệm thẩm định về đạo đức, lối sống, mối quan hệ với quần chúng nhân dân. Trong quá trình thẩm định các cơ quan tham mưu phải phối hợp với nhau, đồng thời phối hợp với cấp ủy nơi cán bộ đang công tác, cấp ủy nơi cán bộ cư trú và với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Các cơ quan tham mưu phải chịu trách nhiệm trước ban thường vụ huyện ủy về ý kiến thẩm định của mình.

Ban tổ chức huyện ủy tham mưu thường trực huyện ủy trao đổi với các đoàn thể, cơ quan ngành dọc cấp thành phố đối với trường hợp giới thiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w