vai trò, trách nhiệm cá nhân và các tổ chức có liên quan đối với việc giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý
- Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ:
Giới thiệu cán bộ ứng cử là một trong các khâu của công tác cán bộ, các khâu này có quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau; do đó để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu
cán bộ ứng cử nhất thiết phải thực hiện đồng bộ với những khâu khác trong công tác cán bộ. Trong các khâu của công tác cán bộ, đánh giá cán bộ là khâu có quan hệ mật thiết, có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến công tác giới thiệu cán bộ ứng cử; đánh giá cán bộ là căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ ứng cử; đánh giá cán bộ đúng thì giới thiệu ứng cử đúng người, đúng việc; đánh giá sai sẽ giới thiệu cán bộ ứng cử khơng đúng người, bỏ sót người tài, kẻ cơ hội có điều kiện leo cao, tác động tiêu cực đến đoàn kết nội bộ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ phải làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ; phải bảo đảm tính khách quan, tồn diện, lịch sử cụ thể; phải trên cơ sở tự phê bình và phê bình, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: thảo luận dân chủ, kết luận theo đa số, công khai đối với cán bộ được đánh giá; phải có tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh cán bộ; phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác đánh giá cán bộ.
Công tác đánh giá cán bộ phải đảm bảo các nguyên tắc. Trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác; cấp ủy cấp trên trực tiếp của cán bộ và tự đánh giá của bản thân cán bộ. Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công việc làm thước đo, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ và thực hiện theo đúng quy trình; quá trình đánh giá cán bộ phải bảo đảm dân chủ, tập trung, bản thân cán bộ phải tự phê bình, tự đánh giá, đồng thời tổ chức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị tham gia đánh giá bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu nhận xét. Đánh giá cán bộ phải cơng khai, minh bạch, khách quan, tồn diện và cơng tâm; lấy hiệu quả hồn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ; phải đảm bảo tính lịch sử cụ thể và phát triển; việc đánh giá cán bộ không được phiếm diện, hời hợt, chủ quan, cảm tính; khơng được định kiến,
nhìn sự phát triển của cán bộ theo điểm “tĩnh”, bất biến mà phải đánh giá cán bộ trong các mối quan hệ công tác và môi trường công tác của cán bộ. Phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ để có sự phản ánh liên tục, kịp thời về sự phát triển của cán bộ; phát huy dân chủ, kết hợp nhiều nguồn thơng tin khác nhau để phân tích, đánh giá cho khách quan; xem xét, đánh giá cán bộ trong cả q trình cơng tác, học tập và phấn đấu, qua đó đánh giá chính xác hiện tại, dự đốn chiều hướng phát triển trong tương lai. Nội dung đánh giá cán bộ phải tồn diện, đánh giá cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thể hiện qua khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác trên các lĩnh vực. Phương pháp đánh giá phải chặt chẽ, khoa học.
Ngoài khâu đánh giá cán bộ, để công tác giới thiệu cán bộ ứng cử đạt chất lượng, hiệu quả còn phải thực hiện đồng bộ với các khâu: Quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Quy hoạch cán bộ là một trong các nội dung quan trọng của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Có làm tốt cơng tác quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ; đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ tạo ra nguồn cán bộ dồi dào, đáp ứng yêu cầu của công tác giới thiệu cán bộ ứng cử. Để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ cần quán triệt những quan điểm, nguyên tắc, quy trình cơng tác quy hoạch cán bộ; quy hoạch cán bộ phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có và nguồn cán bộ; dự báo được yêu cầu sắp đến để đề ra những biện pháp tích cực, khả thi, hiệu quả. Quy hoạch cán bộ cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp, quy hoạch cấp dưới làm căn cứ cho quy hoạch cấp trên, quy hoạch cấp trên thúc đẩy và tạo điều kiện cho quy hoạch cấp dưới. Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm “mở” và “động” nghĩa là quy hoạch khơng khép kín trong từng địa phương, đơn vị; quy hoạch được thường xuyên rà soát điều
chỉnh, bổ sung hàng năm trên cơ sở đánh giá cán bộ sẽ đưa ra khỏi diện quy hoạch những cán bộ khơng cịn đủ tiêu chuẩn, điều kiện và bổ sung những nhân tố mới vào diện quy hoạch; trong quy hoạch, mỗi chức danh cần quy hoạch ít nhất từ 2 đến 3 cán bộ dự bị, mỗi cán bộ có thể quy hoạch dự bị để đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh. Công tác quy hoạch cán bộ phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; cán bộ trong diện quy hoạch cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ nhưng cần phải tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện, thử thách trong thực tiễn thông qua công tác luân chuyển cán bộ.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm cá nhân, nhất là của người đứng đầu:
Vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong tập thể lãnh đạo mà nhất là của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử. Khi mỗi cá nhân đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì lợi ích chung của cơ quan đơn vị, họ sẽ thật sự quan tâm theo dõi, nắm chắc đội ngũ cán bộ trong cơ quan đơn vị, tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá đúng và đầy đủ về cán bộ, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị đảm bảo về số lượng và chất luợng. Tất cả những điều đó sẽ làm cho cơng tác giới thiệu cán bộ ứng cử chắc chắn chọn được đúng người, đúng việc, tạo được sự thống nhất cao, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra trong cơ quan, đơn vị nếu người đứng đầu có phẩm chất, năng lực, uy tín cao sẽ là hạt nhân để tập hợp, đồn kết nội bộ, xây dựng tập thể thành một khối thống nhất, tạo được sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau; đây là cơ sở để giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động kể cả hoạt động giới thiệu cán bộ ứng cử.
- Phát huy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan:
Hoạt động của người cán bộ thường có liên quan đến hầu hết các tổ chức trong hệ thống chính trị; bản thân người cán bộ cũng có nhiều mối quan
hệ với nhiều cơ quan, tổ chức. Do đó cần phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến cán bộ, nhằm giúp các tập thể, cá nhân có trách nhiệm và thẩm quyền quản lý cán bộ được cung cấp nhiều thông tin, từ nhiều nguồn khác nhau về cán bộ để quản lý tốt và nhận xét, đánh giá cán bộ một cách chính xác, tồn diện; làm cơ sở quan trọng để xem xét, lựa chọn, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Trong những năm gần đây, Đảng đã có nhiều văn bản quy định về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy nơi cư trú, của Mặt trận Tổ quốc và quần chúng nhân dân trong việc tham gia giám sát cán bộ. Các cơ quan quản lý cán bộ phải có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của cấp ủy nơi cư trú, Mặt trận và các đồn thể chính trị xã hội và nhất là của quần chúng nhân dân trong việc tham gia giám sát về phẩm chất đạo đức, lối sống, mối quan hệ với quần chúng nhân dân của bản thân và gia đình cán bộ, đảng viên; phải xác định đây là một trong những kênh thông tin quan trọng để nhận xét, đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho các khâu khác của cơng tác cán bộ trong đó có giới thiệu cán bộ ứng cử.