Qua nghiên cứu thực trạng về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số kinh nhiệm như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên về
nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử.
Ban thường vụ huyện ủy, các cấp ủy, các cơ quan đơn vị cần quan tâm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên về nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử. Phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, trước hết là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”; Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; đặc biệt là Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kết luận của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục đầy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020”.
Phải quán triệt và giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bao gồm tất cả cán bộ trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Khi thực hiện phải có phân cơng, phân cấp quản lý; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, các cơ quan, đơn vị. Mở rộng và phát huy dân chủ một cách thật sự trong công tác giới thiệu cán bộ ứng cử, tạo được sự quan tâm và nâng cao ý thức trách nhiệm của đông đảo cán bộ, đảng
viên tham gia vào các khâu của cơng tác cán bộ và quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử, có như vậy mới có thể nâng cao chất lượng giới thiệu cán bộ ứng cử.
Thứ hai, phải giữ vững nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
khi thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử.
Thực hiện đúng vai trò lãnh đạo của tập thể trong tất cả các bước của quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử sẽ đảm bảo cho sự lựa chọn và xem xét, quyết định về nhân sự giới thiệu ứng cử chính xác, ngăn chặn có hiệu quả những toan tính vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Thực tế cho thấy, nếu khơng thực hiện tốt vai trị của tập thể sẽ tạo điều kiện cho việc “chạy chức, chạy quyền”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tập thể lãnh đạo, gây mất đoàn kết nội bộ, giảm sút kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
Đi đơi với giữ vững vai trị lãnh đạo của tập thể, phải đồng thời phát huy, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân nhất là của người đứng đầu. Người đứng đầu sâu sát, nắm chắc đội ngũ cán bộ, sáng suốt, công tâm khi đề xuất cán bộ, có phong cách làm việc dân chủ sẽ phát huy tốt vai trò lãnh đạo của tập thể, giúp tập thể hiểu rõ, hiểu đúng hơn về cán bộ, tạo ra sự thống nhất cao và đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn.
Thứ ba, phải thể chế hóa, cụ thể hóa một cách đầy đủ các nội dung của
nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ thành các quy định, quy chế của từng cấp để tổ chức thực hiện thống nhất.
Khi thực hiện thể chế hóa, cụ thể hóa các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ thành các quy định, quy chế trước hết phải đảm bảo việc nhận xét, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số; cá nhân phải nghiêm túc chấp hành quyết định của tập thể; tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên. Các quy định, quy chế sau khi ban hành phải được quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên nhất là trong cấp ủy, tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ để hiểu đúng, thực hiện đúng.
Thứ tư, mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác giới thiệu cán bộ
ứng cử, đồng thời phải làm tốt công tác bảo vệ cán bộ.
Phải kịp thời nắm bắt tình hình nội bộ của các cơ quan, đơn vị cấp dưới để đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những trường hợp lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, đưa ra những nhận xét thiếu trung thực, không khách quan nhằm hạ uy tín cán bộ, nhất là ở những cơ quan đơn vị có tư tưởng cục bộ, bè phái hoặc đồn kết nội bộ khơng tốt. Nhanh chóng tổ chức kiểm tra, xác minh, kết luận những vấn đề mới phát sinh để định hướng dư luận của cán bộ, đảng viên và quần chúng; không để những thông tin sai sự thật chi phối kết quả bầu cử.
Thứ năm, quan tâm kiện toàn tổ chức các cơ quan tham mưu của cấp
ủy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ.
Ưu tiên bố trí những cán bộ có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, cơng tâm và có tinh thần trách nhiệm cao làm công tác tổ chức, cán bộ. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ; cải thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện, công cụ hiện đại cho cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.
Thứ sáu, coi trọng công tác kiểm tra giám sát về thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ trong công tác giới thiệu cán bộ ứng cử.
Các cơ quan có thẩm quyền phải coi trọng cơng tác kiểm tra giám sát đối với cơng tác cán bộ nói chung và giới thiệu cán bộ ứng cử nói riêng, tập trung kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Kịp thời kiểm tra, kết luận và kiên quyết xử lý những cá nhân, tập thể vi phạm các quy định về công tác cán bộ, nhất là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm tra định kỳ, kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ sao cho đồng bộ, thống nhất với những nội dung kiểm tra khác.
Chương 3