- Việc quán triệt, cụ thể hóa nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý.
Việc quán triệt quan điểm của Đảng về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơng tác cán bộ cịn một số hạn chế, đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cấp ủy viên và đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ của Đảng và chính quyền chưa thật sự có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung, tầm quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác giới thiệu cán bộ ứng cử nói riêng. Do nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc nên thời gian qua khi tổ chức thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử khơng tránh khỏi những lệch lạc, thiếu sót; có lúc, có nơi vừa khơng đảm bảo phát huy dân chủ, vừa không đảm bảo sự tập trung, thống nhất.
Việc cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, về quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của Bộ Chính trị, của Ban Thường vụ Thành ủy cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi địa phương cịn nhiều lúng túng, bị rập khn theo các văn bản của cấp trên, ít có điểm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của cấp mình, địa phương mình.
Trong quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của các ban thường vụ huyện ủy ban hành đều chưa làm rõ những điểm khác nhau về quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; do đó chưa đưa ra những quy định cần thiết nhằm đảm bảo cho kết luận của ban thường vụ huyện ủy được thực hiện nghiêm khi tổ chức bầu cử. Vì vậy có một số trường hợp cán bộ được ban thường vụ huyện ủy quyết định giới thiệu ứng cử, nhưng khi tổ chức bầu cử không trúng cử. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của ban thường vụ huyện ủy, uy tín của cán bộ mà cịn gây ra tâm trạng hẫng hụt đối với cán bộ được giới thiệu ứng cử.
Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử chưa quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị khi đề xuất, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ không phải nguồn tại chỗ hoặc khi cấp trên thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ.
- Về tổ chức thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý theo các nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ.
Từ khi Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử được các ban thường vụ huyện ủy ban hành, việc tổ chức thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý theo các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ đã từng bước đi vào nền nếp, đúng quy trình được đề ra. Tuy nhiên khi thực hiện từng bước của quy trình vẫn cịn có những hạn chế nhất định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo trong đề xuất cán bộ giới thiệu ứng cử chưa được phát huy đầy đủ trong một số trường hợp. Cịn có bí thư cấp ủy, trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị do sợ bị quy trách nhiệm hoặc do không nắm chắc nguồn cán bộ nên không thực hiện tốt việc đề xuất, giới thiệu cán bộ ứng cử, đùn đẩy việc đề xuất, giới thiệu cán bộ ứng cử cho tập thể lãnh đạo hoặc cấp trên. Những trường hợp chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo về đề xuất, giới thiệu cán bộ ứng cử hiện nay là:
Cấp trên dự kiến trước cán bộ sẽ giới thiệu ứng cử, trao đổi với người đứng đầu để có sự thống nhất sau đó đưa ra tập thể lãnh đạo để thực hiện quy trình đề xuất nhân sự. Trường hợp này thường xuyên xảy ra đối với trường hợp giới thiệu cán bộ không từ nguồn nhân sự tại chỗ.
Thành viên trong tập thể lãnh đạo chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm, ngại đấu tranh, sợ va chạm nên giao khoán việc đề xuất cán bộ cho người đứng đầu quyết định, không tham gia ý kiến trong quá trình thảo luận bàn bạc, xi theo ý kiến đề xuất của người đứng đầu. Trường hợp này dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho những người đứng đầu thiếu công tâm lợi dụng để giới thiệu ứng cử cho những người cùng phe cánh nhưng không đủ tiêu chuẩn của chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý.
Trong một số trường hợp người đứng đầu, tập thể lãnh đạo do không quản lý tốt đội ngũ cán bộ, khơng nắm rõ về năng lực trình độ, khả năng hoạt động thực tiễn của cán bộ do mình trực tiếp quản lý, vì vậy khi xem xét để lựa chọn cán bộ giới thiệu ứng cử thường chỉ chú trọng về tiêu chuẩn bằng cấp, q trình cơng tác hoặc về cơ cấu mà khơng xem xét tồn diện tất cả các mặt về trình độ, năng lực, phẩm chất. Do đó có những cán bộ được giới thiệu ứng cử và bầu trúng cử nhưng
không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị công tác mới, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, phạm nhiều sai sót trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh, trong nhiệm kỳ 2005 – 2010 cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý có 18 đồng chí bị thi hành kỷ luật do vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, 62 đồng chí bị thi hành kỷ luật do thiếu trách nhiệm (Phụ lục 11).
Khi lựa chọn cán bộ, mặc dù có quy định uu tiên lựa chọn trong nguồn cán bộ quy hoạch của chức danh giới thiệu ứng cử, nhưng công tác quy hoạch cán bộ thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, số cán bộ trong quy hoạch được giới thiệu ứng cử chưa nhiều; một số xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, nên thường xuyên bị hẫng hụt về đội ngũ cán bộ dự bị các chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý. Vì vậy những năm vừa qua vẫn còn nhiều trường hợp phải lựa chọn cán bộ ngoài quy hoạch hoặc cán bộ từ nguồn ở nơi khác để giới thiệu ứng cử.
Về hội nghị lấy ý kiến, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của các ban thường vụ huyện ủy ban hành đã quy định đầy đủ, chặt chẽ về thành phần tham dự, cách thức, trình tự, nội dung lấy ý kiến nhưng khi tổ chức thực hiện, một số hội nghị vẫn chưa được tổ chức nghiêm túc, chất lượng hội nghị thấp. Một số hội nghị các thành viên tham gia chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, không tích cực thảo luận; một số thành viên do ngại va chạm nên khơng dám phát biểu chính kiến của mình, do đó mặc dù được tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành viên có thể tham gia ý kiến, nhưng thường ít có ý kiến phát biểu, nếu có phát biểu thì đa số ý kiến là thống nhất với đề xuất của tập thể lãnh đạo, ít khi có ý kiến khác. Những trường hợp này khi tập thể ban thường vụ huyện ủy xem xét để quyết định sẽ gặp nhiều khó khăn, do khơng có nhiều thơng tin từ cơ sở để tham khảo, dẫn đến một số trường hợp quyết định giới thiệu cán bộ ứng cử thiếu chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giới thiệu cán bộ ứng cử.
Về lấy phiếu tham khảo bằng hình thức bỏ phiếu kín đơi khi cũng dẫn đến những kết quả khơng trung thực. Có những trường hợp cán bộ dự kiến giới thiệu ứng cử có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, trong hội nghị thảo luận khơng có ý
kiến phát biểu, nhưng kết quả bỏ phiếu tham khảo thì số phiếu khơng tán thành cao. Hoặc cũng có trường hợp người được đề xuất giới thiệu ứng cử không được đa số tán thành, nhưng trong hội nghị không phát biểu ý kiến, khi lấy phiếu tín nhiệm đa số vẫn chọn “đồng ý” vì biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ dùng để tham khảo chứ khơng quyết định; đến khi bầu chính thức mới chọn “khơng đồng ý”. Vì vậy các cơ quan tham mưu phải theo dõi chặt chẽ quy trình thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử, phát hiện kịp thời những trường hợp như trên để cung cấp đầy đủ thông tin cho ban thường vụ huyện ủy cân nhắc khi xem xét quyết định, có hướng giải quyết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như cán bộ có phẩm chất, năng lực, trình độ khơng được giới thiệu ứng cử hoặc ban thường vụ huyện ủy quyết định giới thiệu cán bộ ứng cử nhưng bầu không trúng cử. Thực tế trường hợp này đã xảy ra ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh: Năm 2008, sau khi thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử, ban thường vụ huyện ủy quyết định giới thiệu đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã để bầu giữ chức vụ Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, mặc dù trước đó kết quả lấy phiếu tham khảo có tỷ lệ phiếu đồng ý khá cao, nhưng khi đưa ra hội đồng nhân dân xã để bầu thì khơng trúng cử vì khơng đạt 50% số phiếu. Trường hợp thứ hai cũng ở huyện Bình Chánh: Năm 2009, ban thường vụ huyện ủy quyết định giới thiệu cán bộ ứng cử chức danh Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện, kết quả lấy phiếu tín nhiệm tỷ lệ đồng ý cũng khá cao, bầu bổ sung vào ban chấp hành trúng cử nhưng khi bầu chức danh Chủ tịch Liên đồn Lao động huyện thì khơng trúng cử. Ngồi ra cũng còn một vài trường hợp khác tương tự như trên.
Về giới thiệu thêm hoặc giới thiệu người khác ngoài danh sách của tập thể lãnh đạo đề xuất rất ít khi được thực hiện. Kể cả trong đại hội đảng cấp cơ sở và cấp huyện, số giới thiệu thêm cũng rất hạn chế. Đại hội nhiệm kỳ 2010 – 2015 cấp cơ sở của các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, bầu cấp ủy, bí thư, phó bí thư chỉ có 13/291 tổ chức cơ sở đảng có ứng cử, đề cử thêm; bầu ban thường vụ chỉ có 3/72 đảng bộ có ứng cử, đề cử thêm (Phụ lục 12). Đại hội nhiệm kỳ 2010 – 2015 các đảng bộ huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, bầu cấp ủy của cả 5 huyện chỉ có 11/252 đồng chí được giới thiệu thêm, nhưng đã có 7 đồng chí xin rút, cịn bầu ban thường vụ khơng có trường hợp giới thiệu thêm (Phụ lục 14)
Về yêu cầu số người giới thiệu ứng cử nhiều hơn số người cần bầu chưa được thực hiện tốt, điều này đã hạn chế quyền lựa chọn của người tham gia bầu cử. Thực tế hiện nay chỉ có bầu cử trong đại hội là tương đối bảo đảm có số dư theo quy định, còn các trường hợp giới thiệu ứng cử để bầu bổ sung thường khơng có số dư. Đại hội nhiệm kỳ 2010 – 2015, cấp cơ sở của các huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, bầu cấp ủy, bí thư, phó bí thư có 183/291 tổ chức cơ sở đảng danh sách bầu cử có số dư; bầu ban thường vụ có 55/72 đảng bộ cơ sở danh sách bầu cử có số dư (Phụ lục 12); cấp huyện của các đảng bộ huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, bầu cấp ủy số dư 38/207 ủy viên (18,4)%, bầu ban thường vụ số dư 14/63 ủy viên (22,2%) (Phụ lục 14).
Công tác thẩm định của các cơ quan tham mưu có khi thực hiện chưa chặt chẽ, thiếu chính xác, cịn dựa chủ yếu vào hồ sơ tài liệu, ít điều tra thu thập thơng tin trực tiếp. Việc thẩm định về tiêu chuẩn chính trị cịn lúng túng nhất là thẩm định về quan hệ chính trị hiện nay. Ngồi ra, mặc dù Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị đã quy định rõ về trách nhiệm của đảng viên trong việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú và trách nhiệm của cấp ủy nơi cư trú trong việc quản lý đảng viên ở nơi cư trú; Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT- CP-UBTWMTTQVN của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư, nhưng do các cấp ủy cũng như tổ chức mặt trận ở nơi cư trú chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc do có sự nể nang, dễ dãi nên kết quả thẩm định về phẩm chất đạo đức, lối sống, mối quan hệ với quần chúng nhân dân ở nơi cư trú của bản thân và gia đình cán bộ chưa thật sự đúng thực chất.
- Về kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm.
Công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy và lãnh đạo cấp trên đối với cấp ủy và cơ quan, đơn vị cấp dưới về cơng tác cán bộ nói chung và cơng tác giới thiệu cán bộ ứng cử nói riêng chưa được tiến hành một cách chủ động và thường xuyên. Chủ yếu mới tiến hành kiểm tra, giám sát về quy trình của từng
vụ việc hoặc khi có dấu hiệu vi phạm quy trình giới thiệu cán bộ ứng cử. Qua kiểm tra, giám sát chưa có kết luận cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể đã đề xuất, giới thiệu cán bộ ứng cử không đảm bảo chất lượng.
Mặt khác, đến nay đã hơn hai năm thực hiện quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử nhưng chưa có sơ kết, tổng kết chính thức nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh để quy chế ngày càng hoàn thiện, để nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện ngày càng tốt hơn.