Cụ thể hóa tiêu chuẩn, điều kiện giới thiệu cán bộ ứng cử từng chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 91 - 97)

từng chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn là những quy định dùng làm căn cứ để phân loại, đánh giá một đối tượng. Tiêu chuẩn cán bộ là hệ thống các yếu tố của người cán bộ bao gồm: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ; sức khỏe; phong cách làm việc; khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng.

Tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở để thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ: Tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở, căn cứ để đánh giá cán bộ khi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí cơng tác, giao nhiệm vụ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Tiêu chuẩn cán bộ thể hiện những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ, phải được bổ sung, cụ thể hóa cho thích hợp với mỗi bước phát triển của cách mạng. Phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được đánh giá thơng qua việc hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện hiện nay cần nhấn mạnh năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng đồn kết, quy tụ cán bộ; có lối sống trong sạch, lành mạnh,

không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lạm dụng chức quyền hoặc lợi dụng chức quyền của người thân để mưu lợi riêng.

Toàn thể đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay đều do Đảng thống nhất lãnh đạo và trực tiếp quản lý. Do đó Đảng đề ra tiêu chuẩn chung cho tất cả cán bộ. Đó là những phẩm chất chung nhất mà người cán bộ phải có để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể. Bên cạnh những tiêu chuẩn chung, cán bộ công tác trên những lĩnh vực khác nhau địi hỏi phải có những phẩm chất riêng phù hợp với đặc điểm, tính chất riêng của lĩnh vực đó, vì vậy phải có những tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ ở từng lĩnh vực công tác khác nhau. Cụ thể hơn, mỗi cán bộ đều gắn liền với một chức danh cụ thể trong một cơ quan, tổ chức nhất định; mỗi chức danh có vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ khác nhau, do đó nhất thiết phải có sự cụ thể hóa các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn riêng của lĩnh vực công tác thành tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ. Tiêu chuẩn cụ thể của một chức danh cán bộ là những yếu tố cần thiết người cán bộ phải có để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ của chức danh cán bộ đó. Điều này địi hỏi các ban thường vụ huyện ủy sau khi xác định rõ các chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của tất cả các loại cán bộ, tiêu chuẩn cụ thể của từng loại cán bộ để cụ thể hóa thành tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Việc cụ thể hóa tiêu chuẩn, điều kiện giới thiệu cán bộ ứng cử có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiêu chuẩn càng cụ thể, càng rõ ràng, càng được lượng hóa bao nhiêu thì việc nhận xét, đánh giá để lựa chọn cán bộ giới thiệu ứng cử càng chính xác bấy nhiêu, nguyên tắc tập trung dân chủ càng được bảo đảm, khắc phục được sự tác động của những yếu tố chủ quan, sự thiếu khách quan, khơng cơng tâm vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Nếu khơng cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ đối với từng chức danh sẽ dễ dẫn đến một số biểu hiện lệch

lạc trong giới thiệu cán bộ ứng cử, gây ra những tác hại nghiêm trọng. Đó là: - Tùy tiện hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện đối với người này hoặc đòi hỏi cao hơn đối với người khác khi lựa chọn cán bộ giới thiệu ứng cử.

- Tạo sự cào bằng về tiêu chuẩn, điều kiện; không xác định được cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội để ưu tiên lựa chọn giới thiệu ứng cử.

- Khơng có đủ cơ sở thuyết phục để thay thế những cán bộ đương nhiệm không đảm bảo về tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ. Do đó thu hẹp cơ hội giới thiệu ứng cử đối với cán bộ trẻ, cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ, năng lực cao.

- Lựa chọn, giới thiệu ứng cử nhầm người, bỏ sót những người có tài, có đức. Một số cán bộ tuy khơng có phẩm chất và năng lực nổi bật nhưng khéo quan hệ với cấp trên, với lãnh đạo và cơ quan tham mưu công tác cán bộ lại dễ được lựa chọn để giới thiệu ứng cử; ngược lại những người có phẩm chất, năng lực giỏi nhưng khơng khéo quan hệ thì ít được quan tâm hơn.

Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ cần lưu ý tránh lẫn lộn giữa điều kiện và tiêu chuẩn cán bộ.

Điều kiện rất quan trọng, cần thiết, là những yếu tố cần nhưng chưa đủ. Chẳng hạn: Bằng cấp, học vị, sức khỏe, độ tuổi . . . là điều kiện, nó chưa thể hiện đầy đủ về chất lượng của người cán bộ.

Tiêu chuẩn là hệ thống các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trí tuệ . . . do cương vị cơng tác địi hỏi cần phải có để cán bộ đảm đương và hồn thành tốt nhiệm vụ.

Vì vậy, nếu đồng nhất điều kiện với tiêu chuẩn, hoặc khi giới thiệu cán bộ ứng cử chỉ coi trọng hình thức về điều kiện bằng cấp mà khơng chú trọng đúng mức đến tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực tiễn, thì sẽ dẫn đến tình trạng giới thiệu ứng cử những cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn. Điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ phải đạt những yêu cầu sau:

- Điều kiện và hệ thống tiêu chuẩn phải toàn diện, đầy đủ, đáp ứng việc xây dựng từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ, từng cấp, từng ngành, đơn vị.

- Điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ phải cụ thể; không chỉ xác định về mặt định tính mà cịn phải được xác định cả về mặt định lượng.

- Tiêu chuẩn cán bộ phải dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn, phải tính đến những điều kiện và khả năng thực tế của cán bộ để việc đề ra tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn trong cơng tác cán bộ có ý nghĩa thiết thực, tạo động lực cho cán bộ tích cực rèn luyện, phấn đấu để đạt tiêu chuẩn đề ra.

- Tiêu chuẩn cán bộ phải được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ cách mạng.

Nói chung trong tiêu chuẩn cán bộ phải thể hiện cả “đức” và “tài” của người cán bộ. Quan điểm của Đảng ta về tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo hiện nay là “Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”. Trong điều kiện nước ta thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập, do đó địi hỏi tiêu chuẩn cán bộ phải lấy đức làm gốc nhưng không được xem nhẹ tài; sự thống nhất giữa đức và tài hình thành nên bản lĩnh chính trị của người cán bộ trong thời kỳ đầy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ đối với từng chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý phải căn cứ trên tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng loại cán bộ mà Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã xác định. Đó là:

Về tiêu chuẩn chung:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật; trung thực, khơng cơ hội; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chun mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [9, tr. 79-80].

Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, Đảng còn xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với một số chức danh cán bộ như sau:

Đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân cịn phải:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đồn kết cán bộ.

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý. Đã học tập có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

Đối với cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang còn phải:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, sẵn sàng hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, giữ gìn bí mật qn sự, bí mật quốc gia.

- Nắm vững và có khả năng vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng vào xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Nắm được những vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế, xã hội.

Đối với cán bộ khoa học, chun gia cịn phải:

- Có tư duy độc lập, sáng tạo. Có ý thức hợp tác, say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, cơng nghệ.

- Bám sát đời sống xã hội, có khả năng tổng kết thực tiễn.

- Chuyên gia đầu ngành phải có khả năng tập hợp và đào tạo cán bộ khoa học.

Đối với cán bộ quản lý kinh doanh còn phải:

- Hiểu biết sâu sắc các quan điểm kinh tế của Đảng. Có phẩm chất và đạo đức, cần kiệm, liêm chính, khơng lợi dụng chức quyền để tham ơ, lãng phí, xa hoa.

- Có kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp, hiểu biết khoa học, công nghệ, pháp luật và thông lệ quốc tế. - Có khả năng tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế - xã hội [9, tr. 80-82].

Ngoài ra, khi xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh cịn phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của từng huyện để đề ra các tiêu chuẩn cho phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, cán bộ diện ban thường vụ huyện ủy quản lý ở thành phố Hồ Chí Minh, ngồi những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của loại cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, các ban thường vụ huyện ủy đều yêu cầu phải có

những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể sau:

- Cán bộ chủ chốt cấp huyện phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ đại học trở lên; ngoại ngữ trình độ B trở lên; lý luận chính trị cao cấp. Nếu dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị cấp huyện phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ đại học trở lên; ngoại ngữ trình độ B trở lên (Trừ một số đồng chí làm cơng tác Mặt trận-đồn thể đã lớn tuổi); lý luận chính trị trung cấp trở lên.

- Cán bộ chủ chốt ở xã, thị trấn phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ từ đại học trở lên; lý luận chính trị trung cấp; ngoại ngữ trình độ B trở lên.

Ngồi ra cán bộ cơng tác trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cấp huyện phải có trình độ trung cấp quản lý hành chính nhà nước; cấp xã, thị trấn phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước. Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện phải trải qua chức vụ chủ chốt ở cấp xã, thị trấn.

Với việc cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ đối với từng chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý, sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ có động lực phấn đấu để đạt tiêu chuẩn; công tác đánh giá cán bộ có căn cứ vững chắc để đánh giá thật sự khách quan, đảm bảo thực chất. Đó là những tiền đề quan trọng để công tác giới thiệu cán bộ ứng cử đạt kết quả tốt, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, chọn đúng người có đức, có tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w