cử chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý - quan niệm, nội dung
* Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các đảng cộng sản và đảng cơng nhân, là tiêu chí để phân biệt một đảng cách mạng với một đảng cải lương. Việc xác định như trên xuất phát từ tính chất đảng cộng sản là một tổ chức chính trị thống nhất về tư tưởng, đường lối, tổ chức và hành động.
Tư tưởng về xây dựng một đảng vô sản trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ đã được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đưa ra từ năm 1847 trong “Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản” với những nội dung như sau:
Về cơ cấu, Liên đoàn gồm chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ, Ban chấp hành trung ương và Đại hội ...
Chi bộ gồm ít nhất là ba và nhiều nhất là hai mươi hội viên ... Mỗi chi bộ bầu ra chủ tịch và phó chủ tịch ...
Khu bộ gồm ít nhất là hai và nhiều nhất là mười chi bộ ... Các chủ tịch và phó chủ tịch của các chi bộ ấy họp thành ban chấp hành khu bộ. Ban chấp hành bầu ra người lãnh đạo trong số ủy viên của mình ...
Ban chấp hành khu bộ là cơ quan chấp hành quyền lực đối với tất cả các chi bộ thuộc khu bộ ...
Các khu bộ của một nước hoặc một tỉnh phải phục tùng một tổng khu bộ ...
Tổng khu bộ là cơ quan chấp hành quyền lực đối với tất cả các khu bộ của một tỉnh ...
Các tổng khu bộ phải báo cáo công tác với cơ quan quyền lực tối cao là Đại hội, còn giữa hai kỳ đại hội thì báo cáo với ban chấp hành trung ương ...
Ban chấp hành trung ương là cơ quan chấp hành quyền lực đối với toàn Liên đồn và với tư cách đó, phải báo cáo cơng tác với Đại hội ...
Các ủy viên ban chấp hành khu bộ và ban chấp hành trung ương được bầu hàng năm, có quyền được bầu lại và có thể bị những người bầu ra mình bãi miễn bất cứ lúc nào [46, tr. 733 - 735].
Kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, năm 1905 tại Hội nghị Trung ương Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đã đưa nguyên tắc tập trung dân chủ vào chương trình nghị sự và được hội nghị chấp thuận. Tuy nhiên tại hội nghị này nguyên tắc tập trung dân chủ vẫn chưa được đưa vào Điều lệ của đảng vì cịn nhiều ý kiến khác nhau. Do đó năm 1906, tại Đại hội Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đã trình bày “Cương lĩnh hành động” của Đảng, trong đó Người viết “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng hiện nay đã được mọi người thừa nhận” [43, tr. 279]. Vì vậy tại đại hội này, nguyên tắc tập trung dân chủ đã được đưa vào Điều lệ của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga và được Đại hội nhất trí thông qua. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tập trung dân chủ được đưa vào Điều lệ của một đảng cộng sản.
Do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, nên khi nói về nguyên tắc tập trung dân chủ V.I.Lênin nhấn mạnh nhiều về tập trung. Một số nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ đã được V.I.Lênin xác định như: Những người lãnh đạo phải được bầu cử ra, mọi quyết định của đảng phải được thảo luận một cách dân chủ rộng rãi; sau khi đã quyết định thì tất cả đều phải chấp hành; mọi đảng viên phải chấp hành các quyết định của ban chấp hành trung ương đảng. V.I.Lênin đã viết:
Những người công nhân dân chủ-xã hội Pê-téc-bua biết rằng toàn bộ tổ chức của đảng hiện nay được xây dựng một cách dân chủ. Như thế có nghĩa là toàn thể đảng viên bầu ra những người
lãnh đạo, những ủy viên của ban chấp hành, v.v., rằng toàn thể đảng viên thảo luận và quyết định vấn đề vận động chính trị của giai cấp vơ sản, rằng tồn thể đảng viên xác định phương hướng, sách lược của các tổ chức đảng [44, tr. 244].
“Những người công nhân giác ngộ sẽ không bao giờ quyết định một vấn đề quan trọng mà không thảo luận” [44, tr. 246].
Cần phải phấn đấu để thảo luận hết sức rộng rãi những quyết định của đại hội, cần phải yêu cầu tất cả các đảng viên phải có thái độ hồn tồn tự giác và có tính chất phê phán đối với những quyết định ấy. Cần phải phấn đấu sao cho mọi tổ chức cơng nhân am hiểu đầy đủ tình hình nói lên sự tán thành hoặc sự phản đối của mình đối với những quyết định này hoặc những quyết định kia [44, tr. 81-82].
Một khi quyết định đã được thơng qua, thì tồn đảng phải ủng hộ nó…
Từ nay cho đến đại hội, tồn thể đảng viên, vì nghĩa vụ đảng viên của mình, và để duy trì sự thống nhất trong chính ngay trong hàng ngũ của đảng ta, đều phải chấp hành những quyết định của cơ quan lãnh đạo trung ương của mình, tức là ban chấp hành trung ương đảng [39, tr. 473].
Trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong tác phẩm “Đường cách mệnh” viết năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đề cập đến nguyên tắc tập trung dân chủ và giải thích ngắn gọn về nguyên tắc này như sau:
Từ tiểu tổ đến đại hội đều theo cách dân chủ tập trung. Nghĩa là có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn. Khi bàn rồi thì bỏ
thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ. Đã bỏ thăm rồi, thì giao cho hội ủy viên làm, khi ấy thì tất cả hội viên phải theo mệnh lịnh hội ấy. Ấy là tập trung. Ai khơng nghe lời thì ủy viên hội có quyền phạt [47, tr. 306].
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh:
Đảng tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đồn thể, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương [50, tr. 229].
Tiếp thu, vận dụng những quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá, trong Điều lệ các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vào năm 1929, đều xác định tổ chức theo nguyên tắc “dân chủ tập trung”.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (ngày 3/2/1930), tại Hội nghị lần thứ nhất tháng 10/1930, Đảng đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua Điều lệ Đảng, trong đó khẳng định Đảng được tổ chức theo lối “dân chủ tập trung”. Từ đó đến nay, Điều lệ Đảng đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn luôn khẳng định lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay diễn đạt nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ như sau:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ðảng là Ðại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Ðảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
3. Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thơng báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Ðảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Ðảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Ðại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Ðảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; khơng phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song khơng được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên [14, tr. 16-19].
Nguyên tắc tập trung dân chủ cịn được cụ thể hóa ở một số nội dung trong Điều lệ như: “Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc” [14, tr. 19]. Khi tiến hành đại hội “Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự” [14, tr. 21]. Việc bầu cử trong đại hội được quy định:
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử;
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua; - Bầu cử bằng phiếu kín;
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ [14, tr. 22 - 23].
“Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định” [14, tr. 24].
Về bản chất, nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hòa giữa
hai mặt tập trung và dân chủ. Hai mặt tập trung và dân chủ tạo thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Dân chủ là điều kiện là tiền đề của tập trung; cũng như tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Không được nhấn mạnh một chiều tập trung hay dân chủ; càng không được đối lập giữa hai mặt tập trung và dân chủ với nhau. Bởi vì trong tập trung chân chính đã chứa đựng dân chủ và trong dân chủ đúng đắn đã có tập trung. Do đó, dân chủ phải đi đơi với tập trung, với kỷ luật, kỷ cương chặt chẽ. Tập trung không trên cơ sở dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đốn, gia trưởng; dân chủ khơng đi đơi với tập trung sẽ dẫn đến dân chủ vơ chính phủ, tự do, tùy tiện làm Đảng mất sức mạnh.
* Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.
Công tác cán bộ của Đảng là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng nhằm phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng của toàn Đảng, các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội chăm lo phát triển nguồn lực lãnh đạo, quản lý – đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơng tác cán bộ có thể hiểu đó là việc vận dụng những nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ vào các khâu của công tác cán bộ. Những nhận xét, kết luận về cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định sau khi đã lắng nghe đầy đủ ý kiến của các cơ quan có liên quan, ý kiến đóng góp của nhân dân và sự tự phê bình của cán
bộ. Kết hợp đúng đắn chế độ lãnh đạo tập thể với trách nhiệm cá nhân, dân chủ với tập trung; khơng dân chủ hình thức. Huy động mọi cấp, mọi ngành phối hợp với cơ quan tham mưu giúp cấp ủy làm công tác quản lý cán bộ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ phải được thể chế hoá thành các quy chế, quy trình.
Về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh:
Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu tổ chức. Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về cơng tác tổ chức cán bộ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ [13, tr. 293-294].
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đó là:
Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực. Đảng đề ra đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách và quy chế quản lý công tác cán bộ; lãnh đạo và kiểm tra các cấp, các ngành tổ chức thực hiện; trực tiếp quản lý cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII xác định:
Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thơng qua các tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy...) và đảng viên trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội.
Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo.
Những vấn đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số.
Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về cán bộ và công tác cán bộ; cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể; tổ chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên [9, tr. 78].
* Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý.
Giới thiệu cán bộ ứng cử là một khâu trong công tác cán bộ của Đảng. Từ những nội dung chung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, các ban thường vụ huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, quy chế thể hiện khá rõ những nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu cán bộ ứng cử các chức danh diện ban thường vụ huyện ủy quản lý.
- Những nội dung thể hiện mặt dân chủ:
Thứ nhất, việc lựa chọn, đề xuất cán bộ để giới thiệu ứng cử được cấp
ủy, người đứng đầu, tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất trên cơ sở nguồn cán bộ quy hoạch và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ. Nhu cầu giới thiệu một người có thể đề xuất một người hoặc nhiều hơn.
Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo có trách nhiệm đề xuất, giới thiệu cán bộ ứng cử nhằm phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đảm bảo tính cơng khai dân chủ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo trong việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ và chuẩn bị nguồn cán bộ có chất lượng để giới thiệu ứng cử.
Lựa chọn cán bộ để giới thiệu ứng cử trước hết phải trong nguồn cán