SƠ ĐỒ 2:MƠ HÌNH 5 ÁP LỰC CỦA MICHEAL E PORTER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

- Nhà cung cấp: bao gồm người bán nguyên vật liệu, thiết bị; người cung ứng tài chính, nguồn lao động. Khi người cung cấp có ưu thế họ có thể gây áp lực tạo bất lợi đối với doanh nghiệp. Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận của của một ngành khi ngành đó khơng có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất. Những điều kiện làm tăng áp lực của nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua.

- Khách hàng: sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi khách hàng có ưu thế có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn.

- Đối thủ cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều tất yếu và để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh của mình. Các nội dung cần quan tâm khi phân tích đối thủ cạnh tranh: điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu phát triển, các triết lý, các chiến lược hiện tại và định hướng tương lai.

- Đối thủ tiềm năng: khi có đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình doanh nghiệp

Các đối thủ tiềm năng

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh trạnh giữa các đối thủ hiện tại Sản phẩm thay thế Người mua Nhà Cung ứng

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc

Quyền lực thương lượng của người mua Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng

phải tăng rào cản xâm nhập ngành thơng qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô...

- Sản phẩm thay thế: yếu tố này làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành và nó khống chế mức giá cao nhất của các doanh nghiệp trong ngành.

Nhóm chiến lược trong ngành

Khi phân tích ngành ngồi việc phân tích 5 lực lượng cạnh tranh nêu trên chúng ta cần quan tâm đến khái niệm nhóm chiến lược bởi vì khơng phải tất cả các đối thủ trong ngành đều là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà chỉ có các đối thủ có các chiến lược và điều kiện tương tự nhau.

Khi phân tích nhóm chiến lược chúng ta có thể nhận dạng các cơ hội và đe dọa trong một ngành. Vì :

- Các đối thủ cạnh tranh gần gũi nhất của công ty là những cơng ty ở trong nhóm chiến lược của nó, chứ khơng phải là các cơng ty thuộc nhóm khác. Khách hàng có khuynh hướng coi các sản phẩm của các cơng ty trong một nhóm là những sản phẩm thay thế trực tiếp lẫn nhau. Như vậy, đe dọa chính với khả năng sinh lợi của cơng ty có thể đến từ các cơng ty nằm trong nhóm của nó.

- Các nhóm chiến lược khác nhau có thể có vị trí khác nhau trong ngành tùy theo

sức mạnh của mỗi lực lượng trong số các lực lượng cạnh tranh. Nói cách khác, rủi ro nhập cuộc bởi các đối thủ tiềm tàng, mức độ ganh đua giữa các cơng ty trong một nhóm, năng lực thương lượng của người mua, năng lực thương lượng của người cung cấp và lực lượng cạnh tranh của sản phẩm thay thế trong một nhóm, tất cả có thể biến đổi cường độ giữa các nhóm chiến lược trong cùng một ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)