- Về thị trường tiêu thụ: Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích đất trồng trọt rất
3.3.2.3 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu cà phê
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và đặc biệt không để các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thiếu vốn sản xuất kinh và đổi mới công nghệ.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng quy mô giao thương với các nước trên thế giới.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thơng tin về tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty TNHH Thái Hịa Lâm Đồng ở Chương 2 cộng với việc đi khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại Đak Lak, Lâm Đồng người viết đã đưa ra một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty TNHH Thái Hịa Lâm Đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta. Với sản xuất hàng năm khoảng 1 triệu tấn, chiếm khoảng 15% sản lượng cà phê thế giới. Đây là một lợi thế rất lớn để ngành cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh cà phê nói riêng xây dựng xây cho mình một thương hiệu mạnh mang tầm cỡ quốc tế. Thế nhưng trên thực tế cà phê Việt Nam chưa được biết đến nhiều và chưa ghi được dấu ấn đậm nét trong người tiêu dùng cà phê trên toàn cầu. Các nước nhập khẩu cà phê đánh giá khơng cao chất lượng cà phê Việt Nam vì vậy sức cạnh tranh của mặt hàng này rất thấp so với các nước trồng và xuất khẩu cà phê khác như Brazil, colombia, Indonesia... Nhưng theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành cà phê Việt Nam thì bản thân hạt cà phê Robusta sản xuất ở nước ta có chất lượng khá cao và đứng trong hàng cà phê robusta tốt trên thế giới. Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là cây cà phê robusta có nguồn gốc phát sinh ở những vùng nóng, ẩm của châu Phi, nay lại được trồng trên cao nguyên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới cao nguyên, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, tạo điều kiện cho cà phê robusta ở đây cho sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, do hạn chế khâu trồng trọt, thu hái, chế biến và cả bảo quản, vận chuyển có thể làm cái chất lượng thơm ngon đó giảm đi.
Một trong những nguyên nhân khác nữa dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam thấp là do các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam có quy mơ nhỏ, nguồn lực tài chính yếu, năng lực quản trị điều hành hạn chế, công nghệ chế biến lạc hậu và chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế làm cho năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp này rất yếu.
Đứng trước tình hình chung của ngành cà phê Việt Nam, cơng ty TNHH Thái Hịa Lâm Đồng cũng khơng phải là một ngoại lệ vì vậy việc tìm ra các giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong hiện tại và trong thời gian tới là một yều cầu cấp thiết.
Để giải quyết vấn đề này, trên cơ cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, người viết đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty TNHH Thái Hịa Lâm Đồng . Từ đó xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức của công ty. Qua đó cơng ty tìm ra những giải pháp khả thi và vận dụng một cách tốt nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu của cơng ty đề ra, từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Do những hạn chế về thời gian và khả năng của người viết, chắc chắn Luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của Quý Thầy, Cô nhằm giúp cho luận văn này được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn.