Chính sách tiền tệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 64)

Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách tăng mạnh trong năm 2009 do Chính phủ tiếp tục thực hiện các kế hoạch kích thích kinh tế là những bất cập cần điều chỉnh.

Trong cạnh tranh đặt biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới về chỉ số cạnh tranh quốc gia thì năm 2009 Việt Nam được đánh giá xếp thứ 75/133 quốc gia được xếp hạng. Chỉ số này năm 2008 là 70/132. Điều này có nghĩa là năng lực cạnh tranh quốc gia, hay chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang bị giảm sút trong những năm gần đây sẽ là thách thức cần vượt qua để nâng cao chất lượng xuất khẩu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam thường diễn ra chậm chạp và luôn bị động dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu quyết tâm, thiếu tầm chiến lược.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng như sân bay, cảng biển, đường giao thơng,... cịn hạn chế sẽ tiếp tục là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là khi qui mô xuất khẩu tăng lên ở mức độ cao hơn trước. Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa xuất khẩu chưa được cải cách triệt để. Những vấn đề về thuận lợi hoá xuất khẩu, đặc biệt là thuận lợi hoá xuất khẩu tại biên giới như thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, công nhận lẫn nhau... là những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của cơng ty.

- Chính sách tiền tệ:

Yếu tố quan trọng của chính sách tiền tệ là tỷ giá hối đối, có tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty là hướng đến xuất khẩu, với doanh thu bằng tiền USD từ xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu nên

việc thay đổi tỷ giá VND/USD sẽ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của Công ty. Đặc điểm của ngành kinh doanh cà phê đó là dự trữ nguyên liệu để sản xuất. Tỷ giá VND/USD duy trì ở mức thấp đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và của Cơng ty TNHH Thái Hịa Lâm Đồng nói riêng. Do vậy, rủi ro thay đổi của tỷ giá VND/USD ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của Cơng ty . Khó khăn mà cơng ty gặp phải nữa là lạm phát và xu hướng lãi suất tăng.

Dư nợ vay ngắn hạn của công ty qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nên nếu chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ như những năm gần đây thì sẽ ảnh hướng rất lớn, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của cơng ty (tính đến thời điểm 31/12/2009, dư nợ vay của Công ty là 362,9 tỷ đồng chiếm 65,9% tổng nguồn vốn, trong đó hồn tồn là vốn vay ngắn hạn). Thực tế, cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các Ngân hàng Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn như thiếu tiền đồng, lãi suất huy động vốn ngắn hạn tăng liên tục. Các doanh nghiệp theo đó cũng gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Những biến động này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Công ty, cụ thể là năm 2008 lợi nhuận của công ty giảm mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)