Các Công ước của ILO về điều kiện làm việc thường được sử dụng: Quyền liên kết hội đoàn và đàm phán, cấm lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử, độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)

liên kết hội đoàn và đàm phán, cấm lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử, độ tuổi lao động tối thiểu, giờ làm việc, trả công lao động, mức lương tối thiểu, sức khỏe và an toàn lao động.

- Hệ thống quản lý quốc tế ISO 14001 về môi trường, hệ thống quản lý quốc tế SA 8000 về trách nhiệm xã hội. SA 8000 có 8 điểm chính: cấm lao động trẻ em, cấm lao động cưỡng bức, sức khỏe và an toàn lao động, bồi thường, giờ làm việc, cấm phân biệt đối xử, kỷ luật làm việc, tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể.

- Tiêu chuẩn FairWild quốc tế quy định về thành phần tự nhiên của cà phê, luật lệ BioTrade quốc tế quy định về thành phần tự nhiên của cà phê.

- Hệ thống quản lý quốc tế ISO 22000 về quản lý an toàn thực phẩm, chứng nhận UTZ cho cà phê, chứng chỉ 4C, hệ thống quản lý quốc tế HACCP về vệ sinh, luật an toàn thực phẩm toàn cầu.

- Bộ luật Alimentarius: nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xúc tiến hội chợ thương mại sản phẩm cà phê...

■ Thị trường cà phê Mỹ:

Những năm gần đây, cà phê Robusta của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Mỹ biết đến và ưa chuộng. Công ty cần cải thiện chất lượng và tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sẽ mở rộng được thị phần cho sản phẩm cà phê của công ty tại thị trường này.

Nước Mỹ hiện có xấp xỉ 309 triệu người. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu thị trường, có khoảng 1/3 dân số Mỹ biết uống cà phê. Mỗi năm, người Mỹ đã chi khoảng hơn 20 tỷ USD cho việc tiêu thụ cà phê.

Ông Phan Hữu Đễ, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Hiện Mỹ đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Đức) về nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Trong 8 niên vụ cà phê gần đây, trung bình mỗi niên vụ Mỹ nhập khẩu của Việt Nam 112.000 tấn (chiếm khoảng 12% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đi các nước). Riêng niên vụ 2008-2009, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ 138.000 tấn, đạt kim ngạch khoảng 218 triệu USD. Riêng 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng 1.346.400 bao cà phê nhân (tương đương 80.784 tấn, tăng 31,4% so với cùng kỳ 2009); 6.300 bao cà phê rang xay (tương đương 378 tấn, tăng 85,2% so với cùng kỳ 2009); 17.000 bao cà phê hòa tan (tương đương 1.020 tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2009).

Mặc dù Mỹ ở gần các nước sản xuất cà phê lớn như Columbia, Brazil và các nước Trung Mỹ, thế nhưng phần lớn các nước này chủ yếu sản xuất cà phê Arabica. Trong khi đó, việc chế biến cần có cà phê Robusta để pha chế. Điều này là một thuận lợi rất lớn để công ty cung cấp sản phẩm cà phê robusta cho thị trường rộng lớn này.

Mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ sẽ tạo cho công ty một không gian tiêu thụ rộng lớn để phát triển ổn định và lâu dài, đồng thời có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực Bắc Mỹ và Trung Đông đầy tiềm năng thông qua mối quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu, các tập đồn cơng nghiệp cà phê của Hoa Kỳ

Mặc dù qui mô tiêu thụ lớn, song thị trường cà phê Mỹ là thị trường “già”, mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 2-3%/năm, cạnh tranh gay gắt bởi sự có mặt của nhiều

thương hiệu cà phê lớn hoạt động lâu năm. Các đối tác Mỹ thì khơng thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và ln địi hỏi chuyện làm ăn phải nhanh chóng, rõ ràng. Vì vậy cơng ty cần nghiên cứu các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.

Để thâm nhập sâu vào thị trường này, công ty cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Theo nhận định của các chuyên gia, trong tương lai gần, rất có thể Mỹ sẽ chuyển sang tiêu thụ cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận. Đây cũng là u cầu mà cơng ty có thể đáp ứng được vì hiện này tỷ lệ cà phê nhân chất lượng cao của công chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty ( như đã đề cập ở phần trước), đặc biệt là các loại cà phê có chứng nhận, cà phê arabica được trồng ở những vùng đất của Đà Lạt.

Công ty cần tiếp cận và hợp tác với các nhà phân phối cà phê tại Mỹ để tăng cường quảng bá sản phẩm cà phê của công ty. Thông qua các cuộc giao thương, giới thiệu sản phẩm… các công ty rang xay cà phê nổi tiếng của Mỹ như Starbuck, Dunkin Donut, Kraft Foods sẽ quan tâm hơn đến sản phẩm cà phê của công ty. Làm được như vậy, khơng những cơng ty có thể tạo lập được vị thế cạnh tranh vững vàng trên thị trường mà còn góp phần rất lớn trong việc quảng bá thương hiệu và nâng cao vị thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

■ Thị trường Nhật Bản:

Để thành công ở thị trường này, công ty cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, công ty cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hồn hảo và nhanh chóng cũng như thỏa mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trường Nhật Bản. Công ty cần xây dựng một chiến lược dài hạn như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị gia tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu....

- Nghiên cứu thị trường: "nhập gia tuỳ tục" là một ngun tắc khơng thể thiếu

vì vậy khi thâm nhập vào thị trường Nhật cơng ty nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập qn, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra những quyết định nhạy cảm về sản phẩm xuất khẩu phù hợp nhanh chóng được với xu hướng của người tiêu dùng.

Sản phẩm là thước đo văn hóa người tiêu dùng. Vì vậy khi đưa sản phẩm cà phê của mình vào thị trường Nhật, công ty phải biết bám sát những tập quán của người tiêu dùng Nhật. Nghiên cứu thị trường giúp công ty tăng cường hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, quy chế nhập khẩu...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thái hòa lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)