1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
1.2.1 Tình hình thị trường gạo trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình cung gạo thế giới
Theo thống kê của USDA, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2009/10 ước đạt 441,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với niên vụ 2008/2009. Thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng ở nhiều nước sản xuất lúa gạo lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan, Philippines, Ai Cập… Trong đó, sản lượng gạo của Ấn Độ sụt giảm rất mạnh xuống còn 89 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn (khoảng 10%) so với niên vụ trước. Tuy nhiên, triển vọng về sản xuất gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 được dự báo sẽ tăng 2,5% so với niên vụ 2009/10 và đạt 452,4 triệu tấn. Sự tăng trưởng này dự đốn sẽ được tính cho Ấn Độ và một số nước khác như Bangladesh, Brazil, Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Nigeria, Mỹ... nơi mùa mưa và các yếu tố thời tiết khác sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Mặt khác, sản lượng giảm sút cũng được dự báo
ở Ai Cập, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Triều Tiên, Myanmar… (Chi tiết về Sản
lượng gạo thế giới niên vụ 2006/07 - 2010/11 xin tham khảo ở phụ lục số 01)
Về tình hình xuất khẩu gạo, hàng năm thế giới xuất khẩu trên dưới 30 triệu tấn, chiếm khoảng 7% tổng sản lượng gạo toàn cầu. Năm 2010, xuất khẩu gạo thế giới ước đạt 30,8 triệu tấn và tăng 5% so với năm 2009, ba nước Việt Nam, Thái Lan và Mỹ đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng này. Các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới gồm Thái Lan đứng đầu với 9 triệu tấn (chiếm 29,3%), Việt Nam đứng thứ hai với 6,8 triệu tấn (chiếm 21,9%), Mỹ đứng thứ ba với khoảng 3,5 triệu tấn (chiếm 11,4%) và Pakistan chiếm vị trí thứ tư với khoảng 3,2 triệu tấn (10,4%). Xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn đạt tăng trưởng dương và chiếm gần 8% trong tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, mặc dù họ vẫn duy trì hạn chế xuất khẩu gạo non- basmati. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2011 của thế giới sẽ giảm 0,3 triệu tấn, chủ yếu là do sụt giảm sản lượng ở Pakistan. (Chi tiết về Xuất khẩu gạo của các nước lớn
trên thế giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 02)
1.2.1.2 Tình hình cầu gạo thế giới
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi cho tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh đó là sự bùng nổ dân số của thế giới, nhất là ở các nước kém và đang phát triển, đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về lương thực thực phẩm, trong đó khoảng 40% dân số trên thế giới lấy gạo làm nguồn lương thực chính.
Tiêu thụ gạo tồn cầu niên vụ 2009/10 đạt 437,6 triệu tấn, nhìn chung thay đổi không đáng kể so với nhu cầu niên vụ trước. Trong đó, tiêu thụ gạo tăng chủ yếu tại bốn nước gồm Trung Quốc (tăng mạnh nhất với 1,3 triệu tấn, đạt 134,3 triệu tấn), thứ đến là Bangladesh, Indonesia và Thái Lan. Thị trường Ấn Độ giảm mạnh sản lượng tiêu thụ với 5,7 triệu tấn (giảm trên 6%) và đạt 85,4 triệu tấn. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2010/11 sẽ đạt 453 triệu tấn, tăng 3,5% so với niên vụ trước. Sự gia tăng này chủ yếu là do tiêu thụ tại Ấn Độ tăng mạnh nhất (tăng gần 10 triệu tấn), tiếp đến là Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Trung Quốc… (Chi tiết về Tiêu thụ
Về tình hình nhập khẩu gạo, Châu Á thường nhập hơn 45% lượng gạo thương mại toàn cầu, tiếp theo là Châu Phi chiếm hơn 30% và còn lại là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương. Các nước thường đứng đầu nhập khẩu gạo là Philippines, Nigeria, Iran, Iraq… Sự gia tăng nhập khẩu trên thế giới trong năm 2010 phát sinh từ việc tăng mua gạo của Bangladesh, Indonesia, Nigeria, Philippines... Năm 2011 nhu cầu nhập khẩu gạo dự kiến sẽ được cắt giảm ở một số nước như Philippines, Bangladesh, Brazil, Nigeria... (Chi tiết về Nhập khẩu gạo của các nước lớn trên thế
giới năm 2007-2011 xin tham khảo ở phụ lục số 04)
1.2.1.3 Xu hướng giá và các nhân tố làm tăng giá gạo thế giới
Giá gạo thế giới năm 2010 diễn biến rất bất thường so với những năm trước vốn diễn ra khá bằng phẳng trong năm (trừ năm 2008 giá gạo đã nhảy vọt vào giữa năm do chính sách can thiệp của Ấn Độ và Việt Nam). Theo dự đoán của nhiều tổ chức quốc tế, giá gạo năm 2011 cũng có thể có những diễn biến khó lường như năm 2010 và có thể sẽ được duy trì ở mức cao(1). Sau đây, tác giả xin rút ra một số nhân tố chủ yếu có thể tác động làm tăng giá gạo thế giới trong thời gian tới:
Giá nhiều loại lương thực đang tăng nhanh, đặc biệt là lúa mì khiến nhiều nước chuyển qua sử dụng gạo dẫn đến giá gạo thế giới tăng theo. Bên cạnh đó, sự tăng giá của các nguồn năng lượng và các sản phẩm thiết yếu khác khiến mọi giao dịch thương mại cũng tăng giá.
Hoạt động giao dịch lúa gạo thế giới cũng chịu sự tác động của một số yếu tố mang tính thị trường, sự thay đổi chính sách lương thực của một số nước như Ấn Độ siết chặt chính sách xuất khẩu gạo, Nga cấm xuất khẩu lúa mì.
Cơng nghiệp hố, đơ thị hố đã làm suy giảm nhanh chóng diện tích đất nơng nghiệp. Vì vậy, giá đất sử dụng cho công nghiệp tăng vọt, kéo theo tăng giá đất trồng trọt. Quá trình này đã thúc đẩy giá nơng sản tăng cao, trong đó có gạo.
Sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi của thời tiết như bão tố, hạn hán, lũ lụt ở nhiều vùng, nhất là tiểu vùng sông Mê Kông - nơi có thế mạnh về sản xuất
nông sản nhiệt đới đã làm giảm đáng kể sản lượng gạo. Ở một số nước sản xuất gạo lớn, tâm lý lo ngại thiên tai đã làm khan hiếm lương thực nên giá gạo vì thế sẽ tăng.
Việc chính phủ các nước giàu đang khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn ngun liệu như bắp, mì, mía đường… cũng khiến cho nguồn cung nông sản trên thế giới căng thẳng, đẩy giá lương thực trong đó có gạo tăng lên.
Dịch bệnh đối với cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa, thiếu vốn đầu tư cộng với xu hướng đầu cơ tích trữ gia tăng làm thâm hụt nguồn cung, một trong những yếu tố quan trọng đẩy giá lương thực tăng lên.
1.2.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi trường Tây Phi
1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt. Lúa gạo hiện cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân(2). Vì vậy cây lúa, hạt gạo có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nơng nghiệp nơng thơn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.
♦ Về đất đai: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nơng nghiệp, chiếm chưa tới 30% trong tổng diện tích đất của cả nước. Riêng đất giành cho trồng lúa chiếm trên 40% đất sản xuất nơng nghiệp với diện tích khoảng 4,1 triệu ha (3). Đất ở Việt Nam rất đa dạng, kết cấu tơi xốp, thuận lợi cho phát triển cây lúa, đặc biệt là đất ở Đồng bằng Sơng Cửu Long có độ phì nhiêu màu mỡ cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện tốt để phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp lý.
(2) Thúy Nga (10/11/2010), Hướng tới đảm bảo lương thực cho tương lai, Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn.
(3) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.
♦ Về khí hậu: Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn. Miền Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam với độ ẩm cao. Cịn Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) có khí hậu nhiệt đới khá điều hịa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khơ và mùa mưa). Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu được phân bố đồng đều với độ ẩm khơng khí trên dưới 80%, lượng mưa hàng năm lớn giúp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
♦ Về nhân lực: Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có hơn 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và số nơng dân ước tính hơn 60 triệu người (chiếm khoảng 70%)(4). Điều này cho thấy Việt Nam có một lực lượng lao động nơng nghiệp dồi dào, nhất là lao động phục vụ cho việc sản xuất lúa. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học cơng nghệ nhanh chóng và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, cung cấp khối lượng lớn lúa gạo trong nước và xuất khẩu.
Nhìn chung, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là trong lĩnh vực lúa gạo. Trong hơn 20 năm qua, hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh, năng suất và sản lượng lúa tăng gấp khoảng hai lần. Sản xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ một nước triền miên thiếu lương thực, phải nhập khẩu trên nửa triệu tấn gạo hàng năm trở thành một nước không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước, mà còn xuất khẩu xếp thứ hai thế giới. Trên thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các nước chậm và đang phát triển.
(4) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.2.2.2 Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi
Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của Châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với nhu cầu tiêu thụ rất lớn, gạo ngày càng trở nên phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày của người dân ở đây do sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với những loại ngũ cốc khác, đồng thời giá gạo nhìn chung cũng phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân.
Mặc dù gạo là lương thực chính tại các nước trong khu vực và được chính phủ hỗ trợ khuyến khích sản xuất, nhưng vẫn khơng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Nguyên nhân là do giống lúa phổ biến chưa được cải thiện và lai tạo phù hợp, biến đổi thất thường của yếu tố thiên nhiên, dịch bệnh. Ngồi ra cịn do cơng nghệ canh tác lạc hậu, máy móc nơng nghiệp cũ kỹ, chi phí và các loại thuế cịn cao đối với các mặt hàng đầu vào phục vụ cho nông nghiệp...
Hàng năm, Tây Phi phải nhập khẩu một lượng gạo rất lớn với gần 6 triệu tấn, chiếm khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Thị trường gạo Bờ Biển Ngà
Bờ Biển Ngà là nước tiêu thụ gạo thuộc vào loại lớn trên thế giới và là một trong ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu khu vực Tây Phi. Trong những năm vừa qua, tiêu thụ gạo trong nước tăng lên đáng kể nhờ cung tăng, dân số tăng và giá tương đối phù hợp. Cùng với việc đơ thị hóa, người dân thích ăn gạo hơn vì các món ăn làm từ gạo mất ít thời gian hơn, tiêu tốn ít củi hơn và đơn giản hơn những món ăn truyền thống làm từ những loại lương thực khác. Ở quốc gia này, mặt hàng gạo dần dần được xem là thức ăn cơ bản của người dân, nhất là người dân đô thị. Tổng lượng gạo tiêu thụ của Bờ Biển Ngà hàng năm trên dưới 1,3 triệu tấn, ước tính mỗi người dân tiêu thụ khoảng 60 kg/người/năm.
Trước đây, gạo là loại lương thực đứng thứ tư sau củ mài, sắn và chuối xanh ở Bờ Biển Ngà. Tại đây, lúa chiếm 20% diện tích đất trồng trọt và 10% đất sản xuất nông nghiệp với sản lượng trong nước chỉ đạt hơn 400.000 tấn gạo/năm. Vì vậy, gạo vẫn là mặt hàng lương thực thực phẩm nhập khẩu số một của nước này.
Tháng 8 năm 2009, chính phủ nước này đã thơng báo kế hoạch khẩn cấp phục hồi ngành sản xuất lúa với tổng số tiền lên tới 1,646 tỷ USD. Tuy nhiên, việc đầu tư khá tốn kém để xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ mới để đẩy mạnh sản xuất lúa này vẫn chưa mang lại hiệu quả và địi hỏi phải có thời gian lâu dài. Trước đó, do bối cảnh khủng hoảng, Bờ Biển Ngà cũng đã không thể thực hiện kế hoạch phục hồi ngành sản xuất lúa.
Nhìn chung, sản xuất lúa của Bờ Biển Ngà cịn gặp nhiều khó khăn như thiếu nước tưới, gạo địa phương chưa được người tiêu dùng trong nước biết đến hoặc không được ưa chuộng, còn thiếu trầm trọng máy đập lúa, thiết bị thu gom và xe cộ vận chuyển ở những con đường khó đi.... Trong nhiều năm tới, Bờ Biển Ngà chưa thể đảm bảo tự cấp gạo mà vẫn phải nhập khẩu gạo từ thế giới, trong đó gạo Việt Nam tiếp tục sẽ là một trong những lựa chọn của thị trường này.
Thị trường gạo Senegal
Ở khu vực Châu Phi cận Sahara, Senegal là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai sau Nigeria. Tiêu thụ gạo của Senegal đã tăng gấp 10 lần trong vòng bốn thập kỷ và bình quân khoảng một triệu tấn/năm. Người tiêu dùng Senegal rất thích ăn gạo tấm, chiếm đến 95% tổng khối lượng nhập khẩu vào Senegal. Sự ưa chuộng này có thể do thay đổi thói quen ăn uống của người dân sau thời kỳ thường xuyên ăn những loại sản phẩm sẵn có trong giai đoạn thuộc địa và sau thuộc địa. Mức tiêu thụ bình quân của Senegal là 70 kg/người/năm và kể từ những năm 1970, gạo đã thay thế hạt kê làm thức ăn cơ bản. Hàng năm, Senegal tiêu thụ trên dưới một triệu tấn gạo.
Kể từ khi giành độc lập năm 1960, sản xuất lương thực của Senegal đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên do tăng trưởng dân số cao nên sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu nội địa. Do đó, việc nhập khẩu của Senegal đã, đang và sẽ tiếp tục nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước.
Senegal đang thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp vì lương thực và sự phồn vinh nhằm gia tăng sản lượng, cải thiện tình trạng phụ thuộc lương thực. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp của họ vẫn cịn ảm đạm do Senegal luôn bị
hạn hán đe dọa, hệ thống quản lý thu gom cũng như kinh doanh không hiệu quả, khơng làm chủ nguồn nước, suy thối đất, trình độ trang thiết bị và đầu vào cịn thấp. Trong thời gian tới, Senegal vẫn là thị trường nhập khẩu gạo rất lớn và cũng là nơi tập kết lý tưởng, là cửa ngõ trọng điểm dẫn đến thị trường các nước thành viên UEMOA cũng như các nước Tây Phi khác.
Thị trường gạo Nigeria
Nigeria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Tây Phi. Trước đây khi nền sản xuất trong nước còn yếu, nhập khẩu gạo bị hạn chế và thậm chí có thời gian gạo bị cấm nhập khẩu. Vì vậy, giá thành gạo trong nước luôn ở mức cao và gạo là một loại thức ăn xa xỉ, chỉ dành cho tầng lớp có thu nhập khá trở lên. Từ khi chính phủ Nigeria dỡ