2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường Tây
2.3.2 Hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam thời gian qua đã được quan tâm và đẩy mạnh với những kết quả rất khả quan, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào khu vực Tây Phi. Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Tây Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch bn bán Việt Nam - Tây Phi đã có bước tăng trưởng nhanh và Việt Nam luôn xuất siêu. Năm 2009, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Tây Phi ước đạt 540,4 triệu USD, trong đó ba nước Bờ Biển Ngà, Nigeria và Senegal chiếm gần 60% trong tổng kim ngạch của Việt Nam xuất sang Tây Phi (Chi tiết về
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Tây Phi năm 2009 xin tham khảo ở phụ lục số 09).
2.3.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Theo biểu đồ 2.1, nhập khẩu gạo Việt Nam của khu vực Tây Phi có sự thay đổi trái chiều theo hai giai đoạn. Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn sụt giảm về sản lượng và giá trị, cụ thể năm 2006 và 2007 giảm trung bình 30% về sản lượng và 23% về giá trị so với năm trước đó. Trái lại, gạo Việt Nam xuất khẩu vào Tây Phi giai đoạn 2007-2009 lại có sự tăng trưởng vượt bậc do ảnh hưởng của một số yếu tố thuận lợi như Việt Nam gia nhập WTO, Bờ Biển Ngà và Senegal tăng tốc độ nhập khẩu gạo với số lượng lớn. Năm 2008, số lượng gạo xuất vào Tây Phi đạt 643 ngàn tấn và tăng gần 2,5 lần, kim ngạch xuất khẩu vì thế cũng tăng theo gần 3,5 lần so với năm 2007 và đạt 295 triệu USD. Năm 2009, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đi Tây Phi đạt tương ứng 957 ngàn tấn (tăng 49% so với năm 2008) và 366
triệu USD (tăng 24%). Dự kiến năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam vào toàn khu vực Tây Phi thay đổi không đáng kể so với năm trước.
Về ba nước Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria, gạo Việt Nam nhập khẩu vào đây đã tăng mạnh trở lại giai đoạn 2007-2009, nhưng lại giảm khoảng 15% vào năm 2010 và thường chiếm hơn phân nửa tổng số lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi. Trong đó, Bờ Biển Ngà và Senegal đóng góp chính cho nơi đây.
Biểu đồ 2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Tây Phi 2005-2010
957 643 281 433 573 961 540 242 133 368 627 520 147 86 105 366 374 295 119 194 59 41 231 170 0 200 400 600 800 1000 1200 2005 2006 2007 2008 2009 2010(*) 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Số lượng xuất đi Tây Phi (ngàn tấn)
Số lượng xuất đi Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria (ngàn tấn) Kim ngạch xuất đi Tây Phi (triệu USD)
Kim ngạch xuất đi Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria (triệu USD)
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Nam Á; (*): ước đạt
Với sự tăng trưởng gần đây cả về số lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam, Tây Phi hứa hẹn sẽ là thị trường giàu tiềm năng. Theo dự báo, trong khoảng thời gian 4-5 năm tới, nguồn cung gạo nội địa của các nước Tây Phi vẫn bị hạn chế nên việc nhập khẩu gạo của họ vẫn sẽ ở mức cao. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản lượng gạo vào các thị trường này.
2.3.2.2 Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu
Bảng 2.8 dưới đây cho thấy ba loại gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình 80% mỗi năm) trong tổng số lượng gạo Việt Nam xuất sang Tây Phi từ năm 2008 đến năm 2010 đó là gạo 5%, 25% và 100% tấm, trong đó gạo 5% tấm được xuất khẩu nhiều nhất. Loại gạo 10% tấm thì khơng được ưa chuộng ở thị trường này.
Năm 2009, doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đi Tây Phi 456.858 tấn gạo 5% tấm và 251.562 tấn gạo 100% tấm, đều tăng trên dưới 70% so với năm 2008. Loại gạo thơm được các tầng lớp khá giả ưa chuộng nhiều hơn với mức tăng mạnh khoảng 2,65 lần và đạt 94.446 tấn. Tuy nhiên, hai loại gạo 25% và 15% tấm lại sụt giảm hơn 20% so với năm 2008, đạt tương ứng là 88.745 tấn và 35.117 tấn. Số liệu xuất khẩu dự kiến năm 2010 cho thấy rằng mặc dù gạo 5% tấm vẫn xuất khẩu đứng đầu vào Tây Phi nhưng lại suy giảm 27%, còn loại gạo 100% tấm tụt xuống vị trí thứ ba và giảm 24% so với 2009. Đặc biệt, gạo 25% tấm vượt qua mặt gạo 100% tấm, tăng 2,5 lần so với năm trước. Các loại gạo thơm và gạo 10% tấm đều giảm trên dưới 40%, cịn loại gạo 15% tấm thì tăng 65% so với năm 2009.
Bảng 2.8 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi theo chủng loại 2008-2010 STT Chủng loại gạo STT Chủng loại gạo
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 (*) Số lượng (tấn) trọngTỷ Số lượng (tấn) trọng Tỷ Số lượng (tấn) trọng Tỷ 1 Gạo 5% tấm 265.070 41% 456.858 48% 333.150 35% 2 Gạo 10% tấm 3.725 1% 6.650 1% 3.705 0,4% 3 Gạo 15% tấm 44.875 7% 35.117 4% 57.810 6% 4 Gạo 25% tấm 124.402 19% 88.745 9% 228.892 24% 5 Gạo 100% tấm 154.729 24% 251.652 26% 192.083 20% 6 Gạo thơm 35.619 6% 94.446 10% 63.403 7% 7 Gạo khác 14.465 2% 3.624 2% 81.991 9% Tổng cộng 642.885 100% 957.092 100% 961.035 100%
Bảng 2.9 dưới đây phân tích thêm về ba thị trường Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria năm 2010. Cơ cấu mặt hàng gạo nhập khẩu từ Việt Nam của hai thị trường gạo hàng đầu gồm Bờ Biển Ngà và Senegal có sự trái ngược nhau ở hai loại chất lượng gạo. Nếu như Senegal chủ yếu tập trung nhập gạo 100% tấm (loại chất lượng thấp) với tỷ trọng là 63% và nhập rất ít gạo 5% tấm (loại chất lượng cao) với tỷ trọng là 7%, thì ngược lại Bờ Biển Ngà lại nhập nhiều gạo chất lượng cao 5% tấm (chiếm 42%) và nhập ít gạo chất lượng thấp 100% tấm (chiếm 6%). Ngoài ra, Bờ Biển Ngà cũng nhập khẩu loại 25% tấm vốn đứng thứ hai ở thị trường này. Bờ Biển Ngà còn nhập gạo 15% tấm và gạo thơm, trong khi Senegal chỉ nhập gạo 15% tấm. Thị trường Nigeria nhập khẩu gạo 5% tấm từ Việt Nam là chính (chiếm 88% lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam vào Nigeria), cịn loại gạo 15% thì nhập khơng nhiều.
Bảng 2.9 Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà, Senegal và Nigeria theo chủng loại ước đạt năm 2010
STT Chủng loại gạo
Bờ Biển Ngà Senegal Nigeria
Số lượng (tấn) Tỷ trọng Số lượng(tấn) Tỷ trọng Số lượng (tấn) Tỷ trọng 1 Gạo 5% tấm 135.301 42% 15.975 7% 4.623 88% 2 Gạo 10% tấm - 0% - 0% - 0% 3 Gạo 15% tấm 34.600 11% 18.985 9% 650 12% 4 Gạo 25% tấm 86.300 27% - 0% - 0% 5 Gạo 100% tấm 17.950 6% 136.480 63% - 0% 6 Gạo thơm 30.520 10% - 0% - 0% 7 Gạo khác 14.029 4% 44.675 21% - 0% Tổng cộng 318.700 100% 216.115 100% 5.273 100%
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Nam Á
Phân tích trên cho thấy cơ cấu mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước Tây Phi chủ yếu vẫn là ba loại gạo 5%, 25% và 100% tấm và có sự thay đổi theo từng năm. Trong khi mức sống người dân nhiều nước Tây Phi có xu hướng tăng, nhu cầu gạo có sự đa dạng hơn với chất lượng cao hơn. Vì vậy, trong thời
gian tới, các doanh nghiệp cần chú trọng đa dạng hóa mặt hàng gạo cũng như đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao cấp hơn vào Tây Phi.