Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp châu lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi

2.2.3.1 Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại cấp châu lục

Ở cấp châu lục, các nước Tây Phi là thành viên của Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU). OAU được thành lập vào năm 1963 với mục tiêu tăng cường sự thống nhất và đoàn kết giữa các thành viên trên mọi lĩnh vực. Năm 2002, OAU đổi tên thành Liên minh Châu Phi (AU). AU là tổ chức liên chính phủ gồm 53 nước Châu Phi, dân số hơn một tỷ người (năm 2010) và nằm trên diện tích 30 triệu km2. Theo đó, hàng loạt tổ chức hợp tác khác ra đời với những chức năng và mục đích riêng.

Năm 1991, OAU thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Phi (AEC) theo mơ hình của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. AEC dự định thiết lập một thị trường chung tại Châu Phi trong thời hạn 34 năm qua ba giai đoạn. Giai đoạn một là loại bỏ dần hàng rào phi thuế quan và giảm thuế quan, giai đoạn hai là thành lập khu vực mậu dịch tự do và thuế quan chung và giai đoạn ba là thiết lập liên minh kinh tế, tự do lưu thơng vốn, người và hàng hóa. Dự kiến đến năm 2025, Châu Phi sẽ có một thị trường mậu dịch tự do, một liên minh thuế quan, một ngân hàng trung ương và một đồng tiền chung. AEC xác định 7 tổ chức khu vực gồm UMA, COMESA, ECCAS, IGAD, SADC, CENSAD và ECOWAS sẽ là nền tảng chính thức của mình.

Thị trường Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn với chủng loại đa dạng. Trong đó, mặt hàng gạo nhập khẩu vào Châu Phi những năm gần đây đạt gần 10 triệu tấn/năm, chiếm trên 30% thị phần nhập khẩu gạo thế giới(9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)