Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

3.3.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực

a. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gạo nói riêng, yếu tố con người là điều kiện hàng đầu cần phải được chú trọng để theo kịp với xu thế phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp xuất khẩu khẩu gạo sang Tây Phi còn hạn chế, trong khi thị trường Tây Phi vốn là thị trường phức tạp, rủi ro và vẫn còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, tác giả xây dựng giải pháp này nhằm mục đích chính là bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao để làm việc trực tiếp với thị trường Tây Phi, góp phần thúc đẩy tăng dần hình thức xuất khẩu trực tiếp và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.

b. Nội dung giải pháp

™ Trước tiên doanh nghiệp cần chú ý khâu đào tạo và hoàn thiện các kỹ năng về ngoại thương cho cán bộ nhân viên giao dịch như mở các khóa học nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu về thanh toán quốc tế, kỹ thuật đàm phán và tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương, tranh chấp và giải quyết tranh chấp... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ tin học, nghiệp vụ marketing, khả năng thu thập và xử lý thông tin, hiểu biết sâu về mặt hàng gạo kinh doanh, xu hướng tiêu dùng, các qui định về chính sách nhập khẩu của các nước Tây Phi… cho đội ngũ cán bộ này. Các chiến lược, chính sách và kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, rõ ràng và cụ thể nhằm tạo hiệu quả tối ưu khi kinh doanh xuất khẩu trên thị trường này.

™ Tiếp đến là đào tạo về trình độ ngoại ngữ. Khi giao dịch với các nước thuộc khối UEMOA (trừ Guinea Bissau sử dụng tiếng Bồ Đào Nha), doanh nghiệp cần lưu ý các nước này không sử dụng tiếng Anh, mà chỉ sử dụng tiếng Pháp là chủ yếu. Các nước còn lại ở Tây Phi sử dụng tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha. Như vậy, để giao dịch thành cơng và có đơn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ (Pháp, Anh hoặc Bồ Đào Nha tùy vào thị trường cần thâm nhập) cho các cán bộ tiếp thị, kinh doanh trực tiếp giao dịch với khách hàng.

™ Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cũng quan trọng không kém. Người kinh doanh ở thị trường này cần phải có nghệ thuật giao tiếp và làm quen, hiểu rõ về nền văn hóa bản địa, về tín ngưỡng, phong tục tập quán... để bắt chuyện với đối tác trong bầu khơng khí thân thiện và cởi mở.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chính sách lương thưởng phù hợp với năng lực của nhân viên nhằm thu hút người tài, tạo được nguồn nhân lực ổn định và lâu dài.

c. Lợi ích dự kiến đạt được và khó khăn khi thực hiện giải pháp

Một khi doanh nghiệp sở hữu được nguồn nhân lực giỏi thì có thể được xem như một nguồn vốn sống cực kỳ quan trọng. Họ sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận trực tiếp với đối tác, nắm bắt thơng tin thị trường nước ngồi một cách nhanh chóng và chính xác, hạn chế các giao dịch qua trung gian. Lợi ích dự kiến lớn nhất là góp phần vào sự thành cơng trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, tạo cho đối tác Tây Phi có cách nhìn thiện cảm và tăng uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, khó khăn khi thực hiện giải pháp này là kinh phí đào tạo, bồi dưỡng khá cao và hiệu quả đôi khi không được như mong muốn. Tóm lại, đây là một giải pháp mang tính lâu dài mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi cần phải chú trọng. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực đạt được hiệu quả nhất định, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chi ngân sách hợp lý, tuy chi phí khá tốn kém nhưng hiệu quả về lâu dài là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)