3.4.1. Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)
VFA cần nâng cao vai trò xúc tiến thương mại của mình tại thị trường Tây
Phi như thường xuyên cập nhật mới với nhiều nội dung phong phú, đa dạng và hấp dẫn trên trang web chủ nhằm giới thiệu, quảng bá cho các đối tác Tây Phi nói riêng, đối tác nước ngồi nói chung về chất lượng, về khả năng sản xuất xuất khẩu, về giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán... của gạo Việt Nam. Các đối tác Tây Phi, thông qua website VFA, cũng dễ dàng tìm đến các thành viên của VFA để mua gạo trực tiếp. Vì vậy, khoảng cách về thời gian và không gian của quá trình đàm phán ký kết hợp đồng sẽ được rút ngắn tối đa.
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm ở Tây Phi, nơi có nhu cầu lớn về nhập khẩu gạo (như Bờ Biển Ngà, Senegal, Nigeria...). Các chi nhánh, văn phòng này sẽ phối hợp chặt chẽ với thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam để cùng thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và thực hiện chức năng giới thiệu, môi giới đối tác cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Đồng thời, đại diện VFA ở những thị trường này cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về hoạt động xuất khẩu gạo, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh từ thị trường.
Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tìm kiếm khách hàng tiềm năng, ký kết các thỏa ước trao đổi thông tin với Hiệp hội tương tự ở các nước Tây Phi nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp tìm khách hàng mới, tích cực trong việc cung cấp các thông tin cập nhật mới cho doanh nghiệp về thị trường gạo Tây Phi và tình hình thị trường gạo thế giới.
Vận động và khuyến khích thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu gạo nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Tây Phi. Đây là phương thức can thiệp hiệu quả khi thị trường xảy ra đột biến hoặc khi doanh nghiệp gặp rủi ro ngồi tầm kiểm sốt của mình.
3.4.2. Đối với Chính phủ
3.4.2.1 Đẩy mạnh mối quan hệ cấp nhà nước giữa hai bên
Chính phủ cần tiếp tục củng cố quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên, tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại với các nước còn lại, đẩy nhanh việc ký kết các Hiệp định vận tải biển, Hiệp định về hợp tác ngân hàng, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định hợp tác nông nghiệp... nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam sang các nước Tây Phi.
Thường xuyên tổ chức trao đổi các đồn đại biểu cấp cao giữa hai bên, có doanh nghiệp tháp tùng. Từ các chuyến viếng thăm chính thức này, Việt Nam có cơ hội khảo sát tìm hiểu về nhu cầu thị trường, thiết lập quan hệ và đàm phán ký kết hợp đồng ngay với đối tác Tây Phi.
Đẩy mạnh mối quan hệ với các nước để tổ chức các cuộc hội thảo hợp tác, diễn đàn kinh tế. Đây sẽ là dịp thúc đẩy hơn nữa quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nước Tây Phi.
Tích cực nghiên cứu đàm phán, ký kết hợp đồng cấp chính phủ và thiết lập chiến lược hợp tác bảo đảm an ninh lương thực giữa hai bên nhằm tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam và đổi lấy các mặt hàng của Tây Phi mà Việt Nam cần cho ngành chế biến trong nước.
3.4.2.2 Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở các nước Tây Phi thương mại ở các nước Tây Phi
thương vụ tại các thị trường cửa ngõ, thị trường trọng điểm có tiềm năng lớn như Senegal, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea...
Nâng cao năng lực các mạng lưới này bằng cách gia tăng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung, gạo nói riêng vào Tây Phi.
3.4.2.3 Chính sách hỗ trợ về tài chính phù hợp với cam kết trong WTO
Chính phủ cần đưa ra các biện pháp khuyến khích các ngân hàng tăng cường cho vay vốn với lãi suất thấp và thời gian hợp lý, sớm xem xét thành lập một Quỹ tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước Tây Phi nhằm hỗ trợ thu mua dự trữ gạo, đầu tư nâng cao hoạt động sản xuất xuất khẩu sang đây.
Nên có chính sách ưu đãi về thuế dưới nhiều hình thức dành riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Tây Phi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khai thác thị trường, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho họ mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo sang những thị trường còn nhiều biến động và rủi ro như Tây Phi.
Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch kinh doanh, hỗ trợ kinh phí đi khảo sát thị trường, hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ triển lãm... Chính sách này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp cận thị trường Tây Phi.
3.4.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tuyên truyền quảng bá
Chính phủ cần phát triển hệ thống thông tin thị trường, đầu tư nâng cao vai trị của các Cổng thơng tin về thị trường như Cổng giao dịch điện tử Việt nam - Châu Phi, Cổng thông tin thị trường nước ngồi, Trung tâm thơng tin cơng nghiệp và thương mại - Bộ Công thương, các mạng thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước khác, thông tin từ các cơ quan ngoại giao, thương vụ... Các cổng thông tin này cần phải được tiếp tục hoàn thiện với những thông tin cập nhật thường xuyên về các nước Tây Phi, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, thị trường nhiều tiềm năng như Senegal, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Ghana...
Tăng cường phối hợp với các cơ quan ban ngành nhằm tổ chức các cuộc hội thảo, hoạt động tuyên truyền giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp các nước Tây Phi, cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và mặt hàng gạo Việt Nam với đối tác.
3.4.2.5 Chính sách về nguồn nhân lực
Chính phủ cần tăng cường chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên ở các cấp, các ngành làm công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại riêng cho khu vực Châu Phi (trong đó có Tây Phi). Ngồi việc được trang bị các kiến thức về thị trường, các cán bộ này cần được đưa đi đào tạo thực tế tại các khu vực này.
Cần có kế hoạch thành lập một đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu và toàn diện về lĩnh vực xuất khẩu gạo ở từng khu vực thị trường. Đội ngũ này sẽ phục vụ cho các cơ quản lý nhà nước để cùng tham vấn, hỗ trợ, cung cấp và cập nhật thường xuyên thông tin về nhu cầu của từng thị trường, giúp cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Tây Phi.
3.4.3 Các kiến nghị khác
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cần đàm phán ký kết thỏa thuận hợp tác với Phịng Thương mại Cơng nghiệp các nước Tây Phi nhằm thiết lập kênh cung cấp kịp thời các thông tin thị trường, chính sách thương mại và đầu tư của hai bên.
Vụ Thị trường Châu Phi - Tây Nam Á và Thương vụ Việt Nam tại Tây Phi cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện xác minh doanh nghiệp, đối tác lừa đảo Tây Phi và cảnh báo cho các doanh nghiệp Việt Nam phòng rủi ro, an tâm thâm nhập vào thị trường này.
Về phía Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các Ngân hàng trung ương các nước Tây Phi đàm phán, ký thỏa thuận hợp tác ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước nghiên cứu xây dựng cơ chế thanh toán phù hợp cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Tây Phi, cũng như phối hợp với các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam... nghiên cứu thiết lập các hình thức hiện diện thương mại tại thị trường này nhằm đưa gạo Việt Nam xâm nhập trực tiếp vào đây.