Giao hàng xuất khẩu và thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thờ

2.4.1.3. Giao hàng xuất khẩu và thanh toán

Về hình thức xuất khẩu, theo kết quả khảo sát (biểu đồ 2.5), 25% doanh nghiệp

sử dụng cả hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, 35% doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và 40% còn lại xuất khẩu gián tiếp. Tuy nhiên, tác giả đã tham khảo thêm ý kiến các nhà quản lý trong lĩnh vực này thì được biết mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đa dạng hóa với hai hình thức xuất khẩu và tích cực đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, nhưng trên thực tế lượng gạo xuất khẩu trực tiếp lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ (khoảng 20%). Các chuyến hàng xuất khẩu trực tiếp thường nhắm vào gạo cao cấp, gạo thơm hoặc gạo bán ở siêu thị và số lượng xuất mỗi lần chỉ vài container.

25% 40% 35% % 20% 40% 60% Trực tiếp và Gián tiếp Gián tiếp (qua trung gian)

Trực tiếp

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về hình thức xuất khẩu

Xét về điều kiện giao hàng Incoterms (biểu đồ 2.6), số doanh nghiệp xuất khẩu

theo điều kiện FOB chiếm 51%, theo điều kiện CIF là 34% và CFR là 15%. Điều này cho thấy điều kiện FOB vẫn là lựa chọn số một của phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu (theo truyền thống thương mại của Việt Nam là mua CIF, bán FOB). Ngoài việc doanh nghiệp bị lệ thuộc vào đối tác, sử dụng FOB còn làm hạn chế kim ngạch xuất khẩu, chưa thúc đẩy ngành vận tải và bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, theo chuyên gia, điều kiện nhóm C được sử dụng nhiều hơn so với trước đây cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực đàm phán để giành quyền thuê tàu, chủ động giao hàng.

51% 15% 34% FOB CFR CIF

Về phương thức thanh toán, những năm gần đây, hệ thống ngân hàng ở một số

nước Tây Phi đã dần được cải thiện, các nhà nhập khẩu ở đây cũng đã bắt đầu quen với việc đa dạng hóa các hình thức thanh tốn. Khảo sát ở biểu đồ 2.7 cho thấy doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức L/C là đa số (với 63%), kế tiếp là T/T với 30%. Hai phương thức D/A và D/P được ít doanh nghiệp sử dụng.

7% 30% 63% % 40% 80% D/A và D/P T/T L/C

Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát về phương thức thanh toán

Về mức độ thanh toán (Biểu đồ 2.8), kết quả có 39% doanh nghiệp nhận xét

khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu Tây Phi là chậm, 37% nhận xét là trung bình, 21% là nhanh. Tác giả cũng hỏi thêm một số chuyên gia, việc thanh tốn chậm cịn phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ e ngại đẩy mạnh xuất khẩu vào đây do vốn bị ứ đọng. Vì thế, doanh nghiệp thường chọn xuất qua trung gian (đối với lô hàng giá trị lớn) để đảm bảo về thanh tốn và quay vịng vốn nhanh. Song, có nhiều doanh nghiệp đã đàm phán được với đối tác Tây Phi mở L/C trả ngay (chủ yếu là lô hàng giá trị nhỏ) nhằm vừa bảo đảm an tồn trong thanh tốn, vừa nhận được tiền khi chứng từ giao hàng xuất trình hợp lệ tại ngân hàng.

Biểu đồ 2.8. Kết quả khảo sát về mức độ thanh tốn

3% 37% 21% 39% Nhanh Chậm Trung bình Khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)