Một số quy định về chính sách nhập khẩu của thị trường Tây Phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi

2.2.4 Một số quy định về chính sách nhập khẩu của thị trường Tây Phi

Trong tiến trình hội nhập kinh tế, các quốc gia Tây Phi đã từng bước mở cửa thị trường của mình đối với hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình đưa ra và phù hợp với cam kết khu vực và WTO.

™ Chính sách thương mại và thủ tục nhập khẩu

Tại những nước khu vực Tây Phi, luật thương mại khá thơng thống. Khung chính sách thương mại của khu vực được dựa trên các hiệp định đã ký kết với các nước trên thế giới cũng như đã ký với các các tổ chức quốc tế. Trong đó hai tổ chức ảnh hưởng quan trọng nhất là Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA).

Hầu hết các nước ở Tây Phi đều có chủ trương tự do hóa nhập khẩu trong khu vực, cũng như từng bước tạo thuận lợi hơn đối với nhập khẩu hàng hóa ngồi khu vực. Ở Tây Phi, ngoại trừ các mặt hàng gây tổn hại đến an ninh quốc gia và sức khoẻ cộng đồng, các mặt hàng cịn lại, trong đó có gạo, đều được phép nhập khẩu. Để kiểm tra việc nhập khẩu gạo, cũng giống như thông lệ quốc tế, các nước Tây Phi thực hiện việc kiểm tra hàng nhập khẩu về chất lượng, số lượng, giá…

Tại Bờ Biển Ngà, việc kiểm tra về chất lượng và số lượng cũng như so sánh giá cả hàng hóa nhập khẩu được giao cho lĩnh vực tư nhân thực hiện. Công ty BIVAC International S.A sẽ có nhiệm vụ kiểm tra hàng hố phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp như gạo.

Theo Luật Hải quan Senegal, doanh nghiệp có “Thẻ xuất nhập khẩu” do Bộ Thương mại Senegal cấp thì mới được phép xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngồi ra, tất cả hàng hoá vào Senegal phải làm thủ tục khai báo hàng nhập khẩu trước và phải

được kiểm tra bởi công ty chuyên trách do Nhà nước uỷ quyền như SGS hoặc BIVAC.

Nigeria áp dụng Chương trình kiểm tra điểm đến cho hàng nhập khẩu từ năm 2006. Các mặt hàng lương thực thực phẩm, trong đó có gạo phải qua kiểm tra của NAFDAC trước khi nhập vào Nigeria. Hải quan Nigeria qui định chỉ có các doanh nghiệp được hải quan cấp phép mới được làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa.

Một bước tiến quan trọng đã được triển khai ở các nước Tây Phi trong năm 2009 là 21 nước ở Tây Phi và Trung Phi đã thành lập Văn phòng xây dựng năng lực hải quan khu vực (ROCB) thuộc Tổ chức Hải quan Thế giới đóng tại Bờ Biển Ngà. Mục tiêu chính của Văn phịng này là đẩy mạnh các sáng kiến khu vực và hỗ trợ hải quan các nước thành viên về cải cách và hiện đại hóa hải quan, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, đặc biệt là Tây Phi trong bối cảnh hội nhập khu vực.

™ Thuế quan nhập khẩu

Các nước khu vực Tây Phi đang từng bước tiến tới sử dụng thuế quan như một công cụ chủ yếu cho hàng hóa nhập khẩu và loại bỏ các rào cản phi thuế.

Vào năm 2008, ECOWAS đã thống nhất áp dụng biểu thuế quan nhập khẩu chung từ bên ngoài (CET ECOWAS). Biểu thuế quan này bao gồm bốn mức thuế và thêm mức thuế thứ năm áp dụng cho hàng hóa đặc thù với mức cao nhất là 35%. Đối với gạo, các nước Tây Phi (ngoại trừ Nigeria) thống nhất giữ nguyên mức thuế 10% và phụ phí là 2,7%, nhưng họ có thể áp dụng mức thuế thứ năm hoặc thấp hơn tùy vào tình hình sản xuất, tùy vào an ninh lương thực quốc gia. Nhằm có được tiếng nói chung trong khối ECOWAS cũng như tăng cường khả năng hội nhập với khu vực, Nigeria đã giảm mức thuế đối với mặt hàng gạo trước đây là 100% xuống còn 30%.(10)

™ Quy tắc xuất xứ và tiêu chuẩn thực phẩm

Các nước ở khu vực Tây Phi là những nước đang hoặc kém phát triển, nên khơng có quy định nào đặc biệt đối với nguồn gốc và chất lượng gạo nhập khẩu.

Gạo xuất khẩu vào khu vực này chỉ cần đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người dân nơi đây.

™ Quy định về bao bì, nhãn mác

Các nước Tây Phi quy định chặt chẽ về nhãn mác và ký mã hiệu, trên đó phải ghi những thơng tin cần thiết cho người sử dụng như: Loại hàng hóa, trọng lượng, nước sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Bao bì phải có mác và được đóng gói phù hợp. Đối với các nước trong khối UEMOA, các sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn mác bằng tiếng Pháp.

Nigeria và một số nước ngoài khối UEMOA qui định hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn mác bằng tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ giao dịch khác. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm thì phải có ngày hết hạn trong điều kiện bảo quản thông thường (tối thiểu cịn một nửa hạn sử dụng tính từ thời gian nhập khẩu)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)