3.1 Phương hướng, mục tiêu xây dựng giải pháp xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi thị trường Tây Phi
3.1.1 Một số phương hướng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Tây Phi
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc tăng cường hợp tác kinh doanh thương mại với Châu Phi, thời gian qua, Bộ Cơng Thương đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn 2008 - 2010 tập trung vào lĩnh vực mở rộng trao đổi thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này. Chương trình này tiếp tục được xem là nền tảng cho phương hướng hành động của Việt Nam trong giai đoạn tới. Một điểm nhấn mới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa là Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi“ vào ngày 01/10/2010. Mục đích triển khai đề án này là để hỗ trợ và tận dụng hệ thống các doanh nghiệp đầu mối có năng lực để phát triển thị phần tại Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng giai đoạn 2011-2015.
Dựa vào phần trình bày trên, tác giả xác định một số nội dung chủ yếu có thể được xem là phương hướng cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi như sau:
Tiếp tục hồn chỉnh cơ chế chính sách nói chung của nhà nước nhằm kết hợp hài hòa giữa đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm tới việc thâm nhập vào thị trường Tây Phi.
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, trong đó có mặt hàng gạo chủ lực của Việt Nam vào các thị trường còn tiềm năng trong khu vực, tăng cường các biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xác định các thị trường trọng điểm để tạo bước đột phá xuất khẩu, tận dụng những ưu đãi về thuế và phi thuế mà các nước trong khu vực dành cho nhau
để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác, phấn đấu đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 20% mỗi năm.
Nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu đưa hàng Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào thị trường với số lượng lớn và trị giá lớn, lựa chọn khả năng lập các trung tâm thương mại và kho ngoại quan tại một số nước Tây Phi để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu và trao đổi thương mại.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thị trường cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung giới thiệu về tiềm năng thị trường theo các chủ đề như nhu cầu nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, cảnh báo rủi ro kinh doanh ...
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như vận động và tổ chức các đoàn mua hàng của Tây Phi vào Việt Nam tham dự hội chợ triển lãm, tiến hành hội thảo giao thương, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo quốc tế tại khu vực để giao dịch trực tiếp với người mua.
Mở rộng hợp tác với Tây Phi trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, ngân hàng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp ở thị trường này.
3.1.2 Mục tiêu xây dựng giải pháp
Tác giả xây dựng giải pháp nhằm các mục tiêu sau:
Khai thác tiềm năng còn rất lớn của thị trường gạo Tây Phi, một thị trường vốn dễ tính và cịn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Nhằm giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam mở rộng và phát triển thị trường mới, hạn chế sự lệ thuộc quá mức vào các thị trường truyền thống.
Giúp cho doanh nghiệp khắc phục được khó khăn, tránh được rủi ro khi xuất khẩu gạo sang Tây Phi.
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và giữ vững vị trí là một trong hai nhà xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.