2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thờ
2.4.1 Một số nhận định của các doanh nghiệp Việt Nam về hoạt động xuất khẩu
khẩu gạo sang thị trường Tây Phi
Để có một số nhận định thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường Tây Phi, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này. Tác giả đã gửi Bảng câu hỏi (phụ lục số 12) cho 160 doanh nghiệp có xuất khẩu gạo và thu về được 132 phiếu. Sau khi chọn lọc, tác giả chọn được 57 phiếu trả lời hợp lệ, có xuất khẩu gạo sang Tây Phi (phụ lục số 11). Đồng thời từ danh sách chọn lọc trên, tác giả cũng đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và nhà quản trị doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu gạo vào thị trường này. Thời gian thực hiện các khảo sát này là từ tháng 12/2010 đến tháng 2/2011. Thông tin thu được từ bảng câu
hỏi tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý. Sau khi tổng hợp các kết quả trên, tác giả xin có một số đánh giá như sau:
2.4.1.1 Thị trường xuất khẩu
22% 25% 5% 20% 9% 5% 4% 1% 6% 3% Bờ Biển Ngà Senegal Nigeria Ghana Guinea Sierra Leone Benin Gambia Togo Các nước khác
Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về thị trường xuất khẩu
Theo kết quả khảo sát (Biểu đồ 2.2), có 25% doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào Senegal, tiếp đến là hai thị trường Bờ Biển Ngà và Ghana với 20-22% doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là các thị trường nhập khẩu gạo lớn từ Việt Nam cần phải được coi trọng để làm điểm tựa thâm nhập vào các thị trường còn lại. Tiếp đến là các thị trường còn rất nhiều tiềm năng như Guinea, Togo và Sierra Leone với lần lượt là 9%, 6% và 5% doanh nghiệp xuất khẩu. Riêng Nigeria, theo kết quả khảo sát chỉ có 5% doanh nghiệp có xuất khẩu, cần được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới. Các thị trường Benin, Gambia và các nước khác (tổng cộng 8% doanh nghiệp xuất khẩu) cũng cần phải được mở rộng trong tương lai.