Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

1.2 Cơ sở thực tiễn về việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường

1.2.2.1 Tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với nền văn minh lúa nước. Cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ lực với sản lượng chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạt. Lúa gạo hiện cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân(2). Vì vậy cây lúa, hạt gạo có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nơng nghiệp nơng thơn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.

♦ Về đất đai: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nơng nghiệp, chiếm chưa tới 30% trong tổng diện tích đất của cả nước. Riêng đất giành cho trồng lúa chiếm trên 40% đất sản xuất nơng nghiệp với diện tích khoảng 4,1 triệu ha (3). Đất ở Việt Nam rất đa dạng, kết cấu tơi xốp, thuận lợi cho phát triển cây lúa, đặc biệt là đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có độ phì nhiêu màu mỡ cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện tốt để phát triển sản xuất, thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp lý.

(2) Thúy Nga (10/11/2010), Hướng tới đảm bảo lương thực cho tương lai, Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn.

(3) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về khí hậu: Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn. Miền Bắc

(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam với độ ẩm cao. Còn Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) có khí hậu nhiệt đới khá điều hịa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khơ và mùa mưa). Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu được phân bố đồng đều với độ ẩm khơng khí trên dưới 80%, lượng mưa hàng năm lớn giúp cho việc sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

♦ Về nhân lực: Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có hơn 86 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và số nơng dân ước tính hơn 60 triệu người (chiếm khoảng 70%)(4). Điều này cho thấy Việt Nam có một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, nhất là lao động phục vụ cho việc sản xuất lúa. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học cơng nghệ nhanh chóng và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, cung cấp khối lượng lớn lúa gạo trong nước và xuất khẩu.

Nhìn chung, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là trong lĩnh vực lúa gạo. Trong hơn 20 năm qua, hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh, năng suất và sản lượng lúa tăng gấp khoảng hai lần. Sản xuất lúa gạo phát triển đã đưa Việt Nam từ một nước triền miên thiếu lương thực, phải nhập khẩu trên nửa triệu tấn gạo hàng năm trở thành một nước không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước, mà còn xuất khẩu xếp thứ hai thế giới. Trên thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của các nước chậm và đang phát triển.

(4) Duy Hữu (18/09/2009), Giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)