2.2 Tổng quan về thị trường Tây Phi
2.2.5.2 Tình hình nhập khẩu gạo của ba nước nhập khẩu gạo hàng đầu Tây
Về thị trường Bờ Biển Ngà, nhập khẩu gạo của quốc gia này đã tăng gấp ba
lần từ 300.000 tấn năm 1990 lên tới 900.000 tấn vào năm 2005. Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm Bờ Biển Ngà vẫn phải nhập khẩu 800.000 - 900.000 tấn gạo của thế giới, chiếm khoảng 15% lượng gạo nhập khẩu của khu vực Tây Phi. Bờ Biển Ngà nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam, Pakistan.... Bờ Biển Ngà cũng tái xuất khẩu gạo sang Burkina Faso và Nigeria.
Bảng 2.5: Nhập khẩu gạo của Bờ Biển Ngà năm 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 (*)
Khối lượng nhập khẩu (triệu tấn) 0,90 0,81 0,85 0,90 0,90
Tỷ trọng trong Tây Phi 15% 14% 14% 15% 15% Nguồn: Tổng hợp từ FAO; (*): ước đạt
Về thị trường Senegal, theo bảng 2.6, nhập khẩu gạo của Senegal giai đoạn
năm 2006-2010 đạt từ 700 ngàn tấn đến dưới 1 triệu tấn mỗi năm, chiếm từ 12%- 16% lượng gạo nhập khẩu của khu vực Tây Phi. Các nước cung cấp chính của Senegal là châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Ngồi ra cịn có một số nước thuộc liên minh Châu Âu, Mỹ, Châu Mỹ La tinh, Ai Cập... Bên cạnh đó, gạo nhập khẩu vào thị trường Senegal có thể tái xuất sang một số nước có chung biên giới như Gambia, Guinea, Guinea Bissau...
Bảng 2.6: Nhập khẩu gạo của Senegal năm 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 (*)
Khối lượng nhập khẩu (triệu tấn) 0,80 0,97 0,86 0,80 0,70
Tỷ trọng trong Tây Phi 13% 16% 15% 13% 12%
Nguồn: Tổng hợp từ FAO; (*): ước đạt
Về thị trường Nigeria, đây là nước có số dân đơng nhất Tây Phi, lượng gạo
nhập khẩu của họ luôn dẫn đầu khu vực. Theo số liệu ở bảng 2.7, giai đoạn từ năm 2006-2010, quốc gia này đã nhập khẩu một khối lượng lớn từ 1,8-2,2 triệu tấn gạo, chiếm từ 30% trở lên trong lượng gạo nhập khẩu của toàn Tây Phi. Nigeria nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan và một số ít từ Mỹ, Việt Nam, Pakistan, Ấn Độ....
Bảng 2.7: Nhập khẩu gạo của Nigeria năm 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 (*)
Khối lượng nhập khẩu (triệu tấn) 1,8 1,9 2,0 1,9 2,2
Tỷ trọng trong Tây Phi 30% 32% 34% 32% 37% Nguồn: FAO; (*): ước đạt