tốt, sẽ là thị trường tiêu thụ gạo có tiềm năng lớn nhất và lâu dài của Việt Nam.
1.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường Tây Phi trường Tây Phi
Nhằm có thể đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi, ta cần phải nghiên cứu một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh chính với Việt Nam, cụ thể là Thái Lan và Pakistan.
Thái Lan
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, hơn Việt Nam cả về số lượng và giá trị mà trong suốt những năm 1990 và cho đến nay vẫn chưa có nước nào thay thế được vị trí này. Thái Lan cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam. Xuất khẩu gạo hàng năm của Thái Lan chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Thái Lan có một cơ quan đại diện chính phủ chun chăm lo an ninh lương thực, đảm bảo đầu ra cho nơng dân, điều hịa giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đối với lượng gạo xuất khẩu được ấn định hàng năm, cơ quan đại diện này sẽ đứng ra tổ chức cho doanh nghiệp đấu thầu. Doanh nghiệp muốn đấu thầu xuất khẩu gạo có hiệu quả thì cần phải chuẩn bị sẵn khách hàng trước khi tham gia đấu thầu. (5)
Về kho dự trữ gạo: Thái Lan có hệ thống sản xuất, chế biến, dự trữ lúa gạo được trang bị khá đồng bộ và thường nằm gần cảng nên việc xuất khẩu rất thuận lợi và nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống kho (silo) tiên tiến của họ chứa được 10 triệu tấn gạo, có thể dự trữ khá lâu mà không làm giảm chất lượng gạo. Vì vậy, hoạt động điều hành thu mua, xuất khẩu gạo của Thái Lan rất chủ động. Chính nhờ vào hệ
(5) Huy Bình (10/05/2009), Xuất khẩu gạo Việt Nam năm thứ 20: Thiếu chiến lược đúng tầm, Báo điện tử của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh.
thống kho trữ lúa gạo lớn mà Thái Lan ln có sẵn gạo để bán với giá có lợi nhất, đặc biệt là có thể đáp ứng nhu cầu mua gạo với khối lượng lớn của các nước Tây Phi vào mọi thời điểm.
Về sản phẩm, thị trường xuất khẩu: Chất lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan được đánh giá cao hơn gạo Việt Nam và một số nước xuất khẩu khác, trong đó gạo có chất lượng cao luôn chiếm tỷ trọng lớn và được trả giá cao trên thị trường. Thái Lan đang thực hiện chính sách xuất khẩu hướng vào chất lượng, đặc biệt là gạo cao cấp để có giá bán cao. Một số loại gạo cao cấp của Thái Lan như gạo thơm, gạo đồ được số đơng người có thu nhập cao ở Tây Phi (đặc biệt là Nigeria) ưa chuộng.
Thái Lan có hệ thống thị trường truyền thống ổn định và ngày càng được mở rộng. Gạo Thái Lan đã có mặt ở khắp 5 châu lục, trong đó lượng gạo xuất khẩu sang Tây Phi chiếm khoảng 30%. Thái Lan xuất khẩu gạo khá đa dạng với khoảng 15 cấp từ gạo có phẩm cấp thường đến cấp cao và phù hợp với từng thị trường ở khu vực Tây Phi.
Về quảng bá thương hiệu: Chính phủ Thái Lan có nguồn kinh phí dành riêng
để xây dựng và quảng cáo thương hiệu gạo xuất khẩu của mình. Nhắc đến gạo Thái Lan là nhiều người nghĩ ngay đến thương hiệu gạo thơm Jasmine, một thương hiệu vốn đã dần quen thuộc đối với tầng lớp tiêu dùng khá giả ở Tây Phi. Ngoài ra, các doanh nghiệp Thái Lan cũng rất chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã, bao bì có hình dạng sao cho hấp dẫn người mua, giúp nhận biết được địa phương làm ra sản phẩm.
Về hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại: Chính phủ Thái Lan tích cực
đàm phán trực tiếp các hiệp định gạo với chính phủ các nước nhập khẩu gạo nhằm phát triển thị trường. Bên cạnh đó, hàng năm Thái Lan tổ chức triển lãm về gạo tại các thị trường trọng điểm và các khu vực tiềm năng, trong đó có Nam Phi và một số quốc gia ở Tây Phi nhằm quảng cáo thương hiệu của mình khơng những ở nước triển lãm, mà còn ở cả khu vực Tây Phi. Gần đây, chính phủ Thái Lan cũng đã kết hợp với giới doanh thương trong nước triển khai chương trình xúc tiến thương mại lưu động chuyên về gạo tại một số nước như Senegal, Libi - cửa ngõ để đi vào nhiều nước ở Châu Phi, trong đó có Tây Phi.
Pakistan
Pakistan là nước xuất khẩu gạo truyền thống, xếp thứ tư thế giới và đứng trước Ấn Độ kể từ năm 2009 đến nay. Xuất khẩu gạo của Pakistan hàng năm chiếm khoảng 10% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Gạo của Pakistan chủ yếu được xuất khẩu sang các nước bạn hàng truyền thống như Châu Á, Châu Phi. Một số thị trường lớn của Pakistan ở khu vực Tây Phi là Senegal, Nigeria, Bờ Biển Ngà...
Pakistan sản xuất chủ yếu hai loại gạo basmati và non-basmati. Thương hiệu gạo basmati của Paskistan cũng như của Ấn Độ đã có từ rất lâu và rất được thế giới ưa chuộng vì chất lượng cao và ổn định. Pakistan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp trung bình và cấp thấp non-basmati sang nhiều nước Châu Phi, Sri Lanca và một số nước khác. Do chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong những năm gần đây, nên các nước Tây Phi đã chuyển sang nhập gạo Pakistan và một số nước khác.
Cũng giống như Thái Lan và Ấn Độ, Pakistan mua lúa của nông dân trữ trong kho lớn của mình, sau đó đợi được giá mới bán. Vì vậy, họ chủ động trong việc xuất khẩu với giá tốt và ổn định. Nhà máy sản xuất chế biến gạo của Pakistan được đầu tư tốt về kho tàng, máy xay xát.
Qua việc nghiên cứu hai đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Tây Phi như sau:
• Cần xây dựng hệ thống kho với sức chứa lớn nhằm chủ động trong việc xuất khẩu. Nhu cầu gạo của thị trường Tây Phi mặc dù rất lớn nhưng lại biến động theo từng thời điểm. Vì vậy, kho dự trữ này sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường này vào bất cứ lúc nào.
• Cần đẩy mạnh xuất khẩu loại gạo phù hợp với từng thị trường, nâng dần tỷ trọng xuất khẩu các loại gạo cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau ở Tây Phi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần duy trì thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác trong khu vực.
• Cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ Thái Lan và Pakistan trên thị trường, đặc biệt là thị
trường Tây Phi. Đây cũng là cách quảng bá gạo Việt Nam, giúp cho người tiêu dùng Tây Phi nhận biết rộng rãi gạo Việt Nam.
• Thường xuyên triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức triển lãm về mặt hàng gạo tại các thị trường trọng điểm, cửa ngõ Tây Phi với sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại. Đồng thời cần tạo mối quan hệ tốt với chính phủ nước sở tại để ký được các hợp đồng lớn.
Kết luận chương 1
Chương này xác định lý luận chung về hoạt động thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước, thực chất đây chính là hoạt động xuất khẩu với hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Để hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả, địi hỏi ta phải nghiên cứu kỹ hai hình thức này và đồng thời cần xác định được các yếu tố của mơi trường bên trong lẫn bên ngồi ảnh hưởng đến chúng. Bên cạnh đó, chương 1 cịn trình bày cơ sở thực tiễn xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi bằng cách đưa ra cái nhìn tồn diện về tình hình thị trường gạo thế giới, giới thiệu tiềm năng sản xuất xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam cũng như nhu cầu của Tây Phi phù hợp với gạo Việt Nam. Tác giả cũng nghiên cứu, phân tích thêm một số kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan và Pakistan nhằm có được bài học hữu ích cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường này. Qua việc nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có hướng đi phù hợp và có giải pháp hữu hiệu cho hoạt động xuất khẩu gạo sang Tây Phi sắp tới.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG TÂY PHI TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích gieo trồng giai đoạn 2001- 2007 nhìn chung là giảm sút từ 7,49 triệu ha năm 2001 xuống còn 7,21 triệu ha năm 2007. Năm 2008 đánh dấu mốc gia tăng trở lại với diện tích lúa đạt 7,4 triệu ha, tăng 2,6% so với năm trước. Ước tính cả năm 2010, diện tích gieo trồng đạt 7,5 triệu ha, tiếp tục tăng 60 ngàn ha so với năm 2009.
Trong gần 10 năm qua, năng suất lúa bình quân của cả nước nhìn chung có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 52,4 tạ/ha năm 2009. Năm 2010, năng suất lúa tiếp tục tăng khoảng 0,8 tạ/ha (tăng 1,5% so cùng kỳ năm trước) và đạt khoảng 53,2 tạ/ha, trong đó hai vụ lúa cho năng suất cao là vụ đông xuân (ước đạt 62,3 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha) và lúa hè thu (ước đạt 47,5 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha).
Về sản lượng lúa, năm 2008 được xem là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2001-2009 với mức tăng gần 8% so với năm 2007 và đạt 38,7 triệu tấn. Năm 2010 sản lượng lúa ước đạt gần 40 triệu tấn (tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2009) do cả diện tích và năng suất đều tăng, vụ lúa đông xuân ước đạt 19,2 triệu tấn (tăng 2,8% so với năm trước), lúa hè thu ước đạt 11,6 triệu tấn (tăng 3,4%) và lúa mùa ước đạt 9,2 triệu tấn (tăng 1,5%).
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là ba khu vực đứng đầu cả nước về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa. Trong đó, Đồng bằng Sơng Cửu Long thường chiếm từ 50% trở lên trong tổng sản lượng lúa của cả nước, đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước Việt Nam(6). (Chi tiết về Diện tích, năng suất và sản lượng
lúa năm 2001-2010 xin tham khảo ở phụ lục số 05)
(6) Tuấn Đạt (16/09/2010), Để hạt gạo Đồng bằng sơng Cửu Long - Hạt gạo Việt Nam có thương hiệu quốc
2.1.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu 2.1.2.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam thường chiếm trên 4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2007-2010, xuất khẩu gạo đạt sự tăng trưởng cả về số lượng lẫn giá trị (ngoại trừ giảm sút về giá trị vào năm 2009). Năm 2008, thế giới đã xảy ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về lương thực, giá gạo thế giới tăng vọt. Vì vậy, giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam nhờ đó mà tăng kỷ lục gần gấp đôi năm 2007, mặc dù số lượng chỉ tăng 4%. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo tuy suy giảm 15% so với năm 2008 nhưng lại tăng trưởng mạnh (hơn 65%) so với năm 2007. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu đạt 6,754 triệu tấn gạo, tăng 11,6% so với năm 2009. Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu gạo của cả nước đạt mốc kỷ lục mới với gần 3 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước.
Bảng 2.1: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2006 - 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*) 2010/2009 Năm 2006 2007 2008 2009 2010(*) 2010/2009 Số lượng (ngàn tấn) 4.642 4.580 4.745 6.053 6.754 111,6%
Trị giá (triệu USD) 1.276 1.490 2.895 2.464 2.912 118,2%
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, VFA; (*): ước đạt
2.1.2.2. Thị trường xuất khẩu
Cho đến nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên khắp các châu lục. Hai khu vực nhập khẩu gạo đứng đầu là Châu Á (nhập khẩu hơn 50% lượng gạo của Việt Nam) và Châu Phi (nhập khẩu gần một phần ba). Năm 2010, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng ở Châu Á và giảm ở Châu Phi cả về sản lượng và tỷ trọng. Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu gạo sang khu vực Châu Á tăng từ 53,5% năm 2009 lên khoảng 59,4% năm 2010, còn xuất khẩu đi Châu Phi giảm khoảng 5,6% xuống còn 24%. Xuất khẩu gạo vào bốn thị trường còn lại không biến động nhiều so với năm 2009 và chiếm khoảng 16,6%.
Bảng 2.2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các thị trường năm 2008-2010 Năm Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Âu Châu Úc Năm Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Âu Châu Úc
2008 52,7% 27,2% 11,8% 5,1% 3,0% 0,3%
2009 53,5% 29,6% 7,5% 5,2% 3,3% 0,8%
2010(*) 59,4% 24,0% 7,6% 5,1% 3,1% 0,8%
Nguồn: VFA, (*): ước đạt
Theo số liệu 11 tháng đầu năm 2010 về 12 nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, Philippines vẫn là thị trường đứng vị trí số một, chiếm 23,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam (giảm 7% so với cùng kỳ năm 2009). Singapore vượt lên đứng nhì chiếm 8,3% (tăng gần 70% so với cùng kỳ 2009), thứ ba là Indonesia chiếm 6,7% (tăng đột biến gần 25 lần so với cùng kỳ năm trước). Thứ đến là Cuba, Malaysia và Bangladesh chiếm thị phần lần lượt là 6%, 5,7% và 5,5%. Trong 12 thị trường lớn này, sáu thị trường đứng đầu gồm Philippines, Singapore, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Bangladesh nhập khẩu 55,4% tổng lượng gạo Việt Nam và sáu thị trường còn lại nhập khẩu 22,6% lượng gạo Việt Nam. (Chi tiết về 12 nước nhập khẩu gạo hàng đầu từ Việt Nam 11 tháng đầu 2010 xin tham khảo ở phụ lục số 06)
2.1.2.3. Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu
Trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2007-2010, nếu như năm 2007 loại gạo cao cấp 5% chỉ đứng ở vị trí thứ ba (chiếm 23,3%) sau hai loại gạo 15% và 25% tấm, thì đến năm 2008 gạo 5% đã vượt lên dẫn đầu chiếm gần 37% (tăng 64% so với năm 2007) và đứng vững vị trí này cho đến năm 2010. Thứ đến là loại gạo cấp thấp 25% tấm cũng đạt tỷ trọng khá cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu (chiếm trên dưới 30%). Tiếp đến là loại gạo trung bình 15% tấm đạt tỷ trọng lớn nhất vào năm 2007 (chiếm 32,9%), nhưng lại giảm xuống vị trí thứ ba vào những năm sau và ở mức tỷ trọng 19,3% vào năm 2010. Ngồi ra cịn có gạo 100% tấm (chiếm khoảng 4-6%, trừ năm 2007 chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,6%), gạo thơm (chiếm từ 2,2-4%) và các loại gạo khác (chiếm dưới 5% từ năm 2008 -2010).
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2007-2010
Đơn vị tính: Ngàn tấn
Chủng loại
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010(*)
Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng 5% tấm 1.066 23,3% 1.747 36,8% 2.410 39,8% 2.414 35,7% 10% tấm 82 1,8% 44 0,9% 94 1,6% 98 1,5% 15% tấm 1.508 32,9% 997 21,0% 1.074 17,7% 1.302 19,3% 25% tấm 1.367 29,9% 1.454 30,6% 1.573 26,0% 2.141 31,7% 100% tấm 28 0,6% 182 3,9% 375 6,2% 244 3,6% Gạo thơm 112 2,5% 105 2,2% 240 4,0% 273 4,0% Loại khác 418 9,1% 216 4,6% 287 4,7% 282 4,2% Tổng 4.580 100% 4.745 100% 6.053 100% 6.754 100%
Nguồn:Tổng cục Hải quan, VFA; (*): ước đạt
Giá gạo Việt Nam trong năm 2010 đã diễn biến rất khác biệt so với mọi năm, giá ở mức cao vào thời điểm đầu năm 2010, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào những tháng cuối năm. Tháng 11 năm 2010, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt 481 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 43 USD/tấn; còn gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 450 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại Thái Lan là 28 USD/tấn
(Chi tiết về Giá gạo xuất khẩu của một số nước xin tham khảo ở phụ lục số 08). Qua phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo, ta thấy rằng Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cả về sản lượng và giá trị, tiếp tục đứng vững ở vị trí số hai. Hiện tại gạo Việt Nam đã được xuất khẩu khắp các châu lục, nhiều nhất vẫn là thị trường