Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 77)

2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thờ

2.4.2 Phân tích SWOT

Qua những phân tích về thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi cùng với một số nhận định của các doanh nghiệp như đã trình bày trên đây, tác giả rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa như sau:

2.4.2.1 Điểm mạnh của Việt Nam

• Việt Nam đã tạo dựng và duy trì được mối quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp với các nước Châu Phi nói chung, Tây Phi nói riêng. Đây là nền tảng tạo thuận lợi cho sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai bên trong thời gian sắp tới.

• Gạo của Việt Nam bước đầu đã dành được chỗ đứng khá vững chắc ở nhiều nước Tây Phi, đặc biệt là các thị trường lớn truyền thống như Bờ Biển Ngà, Senegal trong nhiều năm qua.

• Sản phẩm gạo Việt Nam có chất lượng phù hợp với đa số tầng lớp nhân dân có thu nhập trung bình và thấp ở khu vực Tây Phi, giá bán cũng cạnh tranh tốt hơn đối thủ Thái Lan, đã dần tạo được uy tín đối với thị trường này.

• Các điều kiện về kinh tế xã hội, về cơ sở hạ tầng, về canh tác sản xuất, giống lúa… của Việt Nam có những nét tương đồng với Tây Phi vào những thập niên cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ gạo của Tây Phi cũng gần giống với Việt Nam.

• Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là khả năng sử dụng tiếng Anh, cách sử dụng công cụ thương mại điện tử, khả năng nắm bắt về thông tin thị trường qua các cổng thơng tin trong và ngồi nước… Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với đối tác Tây Phi.

• Các doanh nghiệp Việt Nam cịn có một lợi thế nữa là được sự hỗ trợ của số người Việt hiện sinh sống và làm ăn tại Tây Phi. Họ là đầu mối tư vấn và cung cấp những thơng tin nóng hổi về nguồn hàng, giá cả cũng như hỗ trợ trong giao dịch để doanh nghiệp Việt Nam tìm đơn hàng và tránh những rủi ro ở thị trường này.

2.4.2.2 Điểm yếu của Việt Nam

• Việt Nam vẫn chưa xúc tiến thật hiệu quả việc tăng cường ngoại giao với các nước Tây Phi nhằm xây dựng khung pháp lý vững chắc cho hoạt động thương mại. Thêm vào đó, hệ thống các đại sứ quán và thương vụ của Việt Nam ở Tây Phi còn quá mỏng và chưa thực sự đủ sức để hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Do vậy, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng còn bị hạn chế, chưa phát triển đúng với tiềm năng.

• Thông tin về thị trường các nước Tây Phi vẫn còn thiếu và chưa cập nhật thường xuyên. Nhiều nước Tây Phi chỉ được biết đến như một thị trường kinh doanh nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa tích cực và kiên nhẫn tìm hiểu thị trường hoặc chưa phối hợp hiệu quả với các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại để nắm bắt thông tin về nhu cầu, về chính sách, luật lệ và tập quán kinh doanh của thị trường.

• Với việc sử dụng hình thức xuất khẩu cũng như thanh toán qua trung gian, doanh nghiệp phải hoàn toàn lệ thuộc vào bên thứ ba này, do đó giá gạo đến tay người tiêu thụ cao, hiệu quả xuất khẩu giảm.

• Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Tây Phi chủ yếu tập trung vào loại 5%, 25% và 100% tấm. Các loại gạo có chất lượng cao hơn như gạo thơm, gao dẻo, gạo đồ… chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy, sức cạnh tranh mặt hàng gạo Việt Nam còn kém so với các đối thủ trong khu vực.

• Do hạn chế về kho chứa gạo, nên doanh nghiệp khơng chủ động hồn tồn về nguồn hàng xuất khẩu. Trong khi nhu cầu gạo của Tây Phi lại biến động theo từng thời điểm nên nhiều khi doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho thị trường này.

• Mặc dù xuất khẩu gạo hàng đầu trong khu vực, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu đặc trưng cho gạo xuất khẩu của mình. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho hạt gạo Việt Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập.

• Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng xuất khẩu gạo sang các thị trường truyền thống Tây Phi, còn các thị trường tiềm năng khác thì chưa mạnh dạn đẩy mạnh. Vì vậy, gạo Việt Nam vào hầu hết các thị trường này cũng còn rất hạn chế.

• Hiện vẫn cịn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính yếu nên khả năng thực hiện các hợp đồng lớn còn hạn chế.

• Khả năng sử dụng ngoại ngữ như tiếng Pháp và Bồ Đào Nha, trình độ chun mơn và thơng thạo kinh doanh trong môi trường quốc tế của cán bộ giao dịch ở nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu sâu và thâm nhập thị trường.

• Việt Nam vẫn chưa xây dựng đươc kho ngoại quan hoặc trung tâm thương mại ở các nước Tây Phi, chưa phát triển các trung tâm giới thiệu sản phẩm gạo của Việt Nam, do vậy làm giảm hiệu quả khai thác thị trường.

2.4.2.3 Cơ hội

• Việt Nam đã tích cực hội nhập sâu rộng và toàn diện với kinh tế khu vực và thế giới; đặc biệt là sau khi vào WTO, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều hơn và tạo chỗ đứng trên thương trường quốc tế. Mặt hàng gạo của Việt Nam cũng đã dần xâm nhập vào các nước Tây Phi và được thị trường ở đây chấp nhận.

• Tình hình chính trị, an ninh ở các nước Tây Phi có xu hướng chung là ổn định trong thời gian tới. Với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và phát triển, các quốc gia đã dần ý thức được rằng thương lượng hịa bình là con đường tốt nhất để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam an tâm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của mình.

• Thu nhập của người dân Tây Phi ngày càng được cải thiện, đặc biệt trong bối cảnh dân số đang tăng như hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ nhiều hàng hóa thiết yếu, kể cả gạo ngày càng tăng với chất lượng cao hơn và chủng loại đa dạng hơn.

• Các nước đã có sự điều chỉnh chính sách kinh tế thương mại theo hướng thuận lợi hơn, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan và sử dụng thuế quan như là công

cụ bảo hộ duy nhất, đồng thời tiến tới việc cắt giảm thuế như đã thỏa thuận với các tổ chức khu vực và thế giới.

• Tây Phi có nguồn tài ngun thơ của cịn rất lớn đặc biệt là nơng sản (bơng, điều, lạc…). Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo sang thị trường này bằng hình thức trao đổi để nhập khẩu mặt hàng nơng sản thơ của họ.

Có thể khẳng định với những cơ hội trên thì Việt Nam cịn có thể khai thác tốt hơn nữa thị trường các nước Tây Phi. Tuy nhiên, trong kinh doanh mỗi cơ hội bao giờ cũng đi kèm với những thách thức.

2.4.2.4 Thách thức

• Tình hình chính trị xã hội khu vực Tây Phi mặc dù có nhiều tiến triển thuận lợi, nhưng tại một số nước vẫn có nguy cơ bùng phát những xung đột nội bộ bất cứ lúc nào. Một cuộc đảo chính, bạo loạn hay khủng bố cũng có thể gây ra rủi ro cho doanh nghiệp như hàng bị mất hay bị phong tỏa, khơng nhận được tiền thanh tốn... • Khoảng cách địa lý lớn là một trở ngại đáng kể cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng, cước tàu cao do vận chuyển xa xôi sẽ dẫn đến giá xuất khẩu vào thị trường Tây Phi bị đội lên và vì vậy sức cạnh tranh của gạo Việt Nam sẽ bị giảm sút. Ngồi ra, chất lượng gạo cũng có thể bị xuống cấp, tiến độ giao hàng đến nơi tiêu thụ cũng có thể khơng được đảm bảo đúng hạn với khoảng cách xa xôi như vậy.

• Cơ sở hạ tầng của nhiều nước Tây Phi còn lạc hậu, hệ thống đường sá và giao thơng liên lạc kém, gây nên tình trạng cô lập cho các vùng sâu vùng xa, cản trở nhiều đến các hoạt động giao thương.

• Chính sách thương mại của nhiều nước Tây Phi mặc dù có thơng thống hơn nhưng đơi khi lại thiếu minh bạch, thiếu độ tin cậy, ít hiệu quả, gây ra nhiều tác động tiêu cực lên thị trường. Hơn nữa, có quốc gia cịn thực hiện chính sách thuế nhập khẩu cao nhằm để bảo hộ ngành sản xuất lúa gạo trong nước kém hiệu quả.

• Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Tây Phi cịn hạn chế và phải thông qua bên thứ ba, phương thức thanh tốn thường u cầu trả chậm, khơng phù

hợp với xu thế hiện đại. Điều này gây khó khăn và chùn bước các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có ý định xâm nhập thị trường này.

• Thời gian giao dịch đàm phán, ký hợp đồng và mở L/C của đối tác cũng rất lâu, làm nhiều doanh nghiệp Việt Nam nản chí. Ngồi ra, thủ tục thơng quan tại một số quốc gia Tây Phi vẫn còn tương đối phức tạp, lạc hậu và mất nhiều thời gian.

• Cạnh tranh trên thị trường gạo sẽ quyết liệt hơn vì các nước xuất khẩu gạo đều coi Châu Phi, trong đó có Tây Phi là thị trường tiềm năng cần được khai thác trong bối cảnh nhu cầu thị trường truyền thống có thể suy giảm trong thời gian tới.

• Sự khác biệt về văn hóa và ngơn ngữ cũng là một trong những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với các nước Tây Phi.

Qua phân tích SWOT, ta thấy thị trường Tây Phi tuy có nhiều rủi ro nhưng đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Rõ ràng, những cơ hội và điểm mạnh trên nếu biết khai thác tốt sẽ tạo ra những triển vọng cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Tây Phi, nhưng những điểm yếu và thách thức cũng là rào cản đối với các doanh nghiệp.

Kết luận chương 2

Chương này đã phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, khái quát về thị trường Tây Phi và đưa ra thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Tây Phi thời gian qua. Tác giả cũng đã kết hợp với một số nhận định của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng còn nhiều biến động này. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng trong giai đoạn trước mắt, muốn đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Tây Phi thì các doanh nghiệp phải khắc phục ngay sáu điểm yếu cơ bản sau đây:

ƒ Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại của doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức.

ƒ Phương thức thâm nhập thị trường Tây Phi của doanh nghiệp chưa hiệu quả, chủ yếu sử dụng hình thức xuất khẩu và thanh tốn qua trung gian.

ƒ Khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt Nam còn kém so với một số đối thủ lớn như Thái Lan do sản phẩm chưa đa dạng, kho chứa hạn chế, thương hiệu gạo xuất khẩu chưa có.

ƒ Xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số thị trường truyền thống, các thị trường tiềm năng khác vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

ƒ Chất lượng nguồn nhân lực để làm việc trực tiếp với thị trường Tây Phi chưa đủ mạnh.

ƒ Nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế nên khó thực hiện hợp đồng lớn.

Xuất phát từ sáu điểm yếu trên, tác giả sẽ đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi (xin được

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)