Một số rủi ro và đánh giá về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 71)

2.4 Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Tây Phi thờ

2.4.1.5 Một số rủi ro và đánh giá về thị trường

Khi nói đến Tây Phi, nhiều doanh nghiệp cịn ngán ngại mở rộng thị trường này. Họ cho rằng kinh doanh ở thị trường Tây Phi là phải đối mặt với nhiều rủi ro. Theo kết quả ở biểu đồ 2.10, có 26% doanh nghiệp cho biết rủi ro về thanh tốn là thường gặp nhất, khó tìm kiếm thơng tin về thị trường đứng thứ hai (23%) và thứ ba là bất ổn an ninh (17%). Ngoài ra, một số ít doanh nghiệp cịn phải đối phó với rủi ro về giao hàng, chi phí phát sinh cao và cạnh tranh với nước xuất khẩu gạo (dưới 10%). Các rủi ro khác được xem là không đáng kể.

4% 23% 7% 17% 9% 5% 9% 26% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Nhu cầu nhập khẩu không ổn định

Khó tìm kiếm thơng tin thị trường Cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo

Bất ổn an ninh Chi phí phát sinh cao Rủi ro về biến động giá Rủi ro về giao hàng

Rủi ro về thanh toán

Biểu đồ 2.10. Kết quả khảo sát về rủi ro của thị trường

Nhận định về thị trường gạo Tây Phi (biểu đồ 2.11), phần lớn doanh nghiệp (chiếm 63%) cho rằng Tây Phi là thị trường tiềm năng, nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, có đến 30% doanh nghiệp đánh giá thị trường chứa đựng nhiều rủi ro và số ít doanh nghiệp (2%) nhận xét thị trường khơng tiềm năng, lợi nhuận ít. Như vậy, doanh nghiệp muốn có lợi nhuận cao thì phải chấp nhận một số rủi ro nhất định. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải tối thiểu hóa rủi ro và chi phí nhằm đạt lợi nhuận tối đa.

5% 30%

63% 2%

Thị trường tiềm năng, nhiều lợi nhuận Thị trường không tiềm năng, lợi nhuận ít Thị trường nhiều rủi ro

Đánh giá khác

Biểu đồ 2.11. Kết quả khảo sát về đánh giá thị trường

Tùy thuộc nhu cầu và đặc điểm môi trường của từng nước nhập khẩu gạo mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn thị trường xuất khẩu, lựa chọn cách thức nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, lựa chọn cách thức giao hàng và thanh toán… phù hợp với khả năng và điều kiện kinh doanh của mình. Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ hạn chế được rủi ro, thành công và đứng vững trên thương trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)