Giải pháp về tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

3.3.1 Giải pháp về tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương

thương mại

a. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Như tác giả đã trình bày ở phần thực trạng, hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại ở thị trường Tây Phi thực sự chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu thị trường ln thay đổi, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt... nếu không thường xuyên thực hiện các hoạt động này, thì việc xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ khó phát triển. Chính vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp này với mong muốn giúp doanh nghiệp hiểu thấu đáo về thị trường, dự báo tốt về nhu cầu của thị trường Tây Phi. Qua đó, doanh nghiệp sẽ củng cố, ổn định thị trường sẵn có cũng như tìm kiếm cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngõ ở nơi đây.

b. Nội dung giải pháp

™ Doanh nghiệp cần liên hệ với các đại sứ quán, thương vụ, Cục xúc tiến thương mại, Vụ thị trường Châu Phi - Tây Nam Á, Phòng thương mại và công

nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA)... để tìm hiểu thơng tin thị trường hoặc thúc đẩy các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn hàng Tây Phi về nhu cầu, thói quen, tập quán tiêu dùng của thị trường mỗi nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mạnh dạn tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại với quy mô nhỏ để thâm nhập trực tiếp thị trường Tây Phi, qua đó tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với đối tác. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam ở các nước Tây Phi, tuy không đông đảo như Việt kiều ở các châu lục khác, nhưng họ vẫn là lực lượng khá quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, thâm nhập sâu vào đây.

™ Đẩy mạnh công tác quảng bá và tiếp cận thị trường thơng qua việc tham gia tích cực và hiệu quả vào các cuộc hội chợ triển lãm quốc tế được tổ chức tại các thị trường trọng điểm, các cửa ngõ thương mại Châu Phi cũng như Tây Phi (như Hội chợ thương mại quốc tế Lagos - Nigeria, Hội chợ quốc tế nông nghiệp và các nguồn động vật tại Senegal, Hội chợ quốc tế Dakar - Senegal, Hội chợ thương mại quốc tế Africa’s Big Seven tại Nam Phi, Hội chợ quốc tế Alger tại Algeria...) nhằm tìm kiếm và mở rộng khách hàng và thị phần. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm vững và sử dụng tốt công cụ thương mại điện tử (Africa.TradeHolding.com, Alibaba.com, Tradekey.com...). Đây là một cầu nối thương mại quốc tế rất hữu hiệu nhằm giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm gạo của mình cũng như nắm bắt nhu cầu của thế giới nói chung, của doanh nghiệp Tây Phi nói riêng.

™ Cần sớm nghiên cứu đầu tư xây dựng và hoàn thiện trang web của mình, làm cho trang web thực sự trở thành một “cổng chào” đối với các doanh nghiệp Tây Phi. Trên thực tế, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã có sự chú trọng đến việc đầu tư cho trang web, thì vẫn cịn nhiều doanh nghiệp khác chưa tạo được trang web hấp dẫn với đầy đủ thông tin hoặc thông tin trên trang web chưa được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, đầu tư trang web sống động và hiệu quả sẽ là một cách thức tiếp thị sản phẩm gạo của doanh nghiệp đến với người mua Tây Phi.

™ Các doanh nghiệp nên nghiên cứu, xúc tiến đặt văn phòng giao dịch tại những thị trường trọng điểm hoặc những thị trường với vai trò là “cửa ngõ” của Tây Phi như Nigeria, Bờ Biển Ngà, Senegal... Các văn phòng này sẽ giúp doanh nghiệp

kết nối trực tiếp với đối tác Tây Phi, giúp tìm hiểu về thị trường và thúc đẩy xuất khẩu gạo ở nước sở tại cũng như các nước lân cận.

™ Doanh nghiệp cần tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc, thu thập thông tin thị trường từ các tổ chức kinh tế, các thương nhân nước ngoài đến thăm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm lựa chọn cho mình thị trường, chủng loại gạo thích hợp và ký kết được những hợp đồng xuất khẩu gạo với khối lượng lớn.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải pháp này có tính khả thi, thì điều kiện đầu tiên là các doanh nghiệp cần có kinh phí đủ lớn dành riêng cho hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Thứ hai là cần phải có sự đồn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau. Điều kiện thứ ba cũng rất quan trọng đó là phải có sự hỗ trợ và tư vấn tích cực từ nhà nước, từ các cơ quan ban ngành, từ VFA và các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngồi nước.

d. Lợi ích dự kiến đạt được và khó khăn khi thực hiện giải pháp

Nếu thực hiện nghiêm túc giải pháp trên, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích dự kiến đáng kể. Cụ thể là doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời thơng tin về mơi trường kinh doanh, chính sách nhập khẩu, hệ thống phân phối, giá cả, tình hình nhập khẩu gạo... để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ hạn chế được nhiều rủi ro như rủi ro về thanh toán, về giao hàng, về biến động giá…. Ngồi ra, doanh nghiệp sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình ở các thị trường tiềm năng, tiếp xúc trực tiếp cũng như tạo mối quan hệ với rất nhiều thành phần khách hàng khác nhau, tìm kiếm được nhiều đơn hàng.

Tuy nhiên, khó khăn cốt lõi khi thực hiện giải pháp này là nằm ở khâu kinh phí thực hiện sẽ rất tốn kém, điều kiện địa lý xa xôi, thông tin thị trường rất khó khai thác hiệu quả, thiếu sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều phía... Chính vì những khó khăn này nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng và mạnh dạn nghiên cứu thâm nhập thị thường Tây Phi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)