Kiểm định độ tin của cậy thang đo các yếu tố văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tập đoàn c t (c t GROUP) đến năm 2020 (Trang 39 - 40)

CỦA NHÂN VIÊN TẠI C .T GROUP

2.2. Phân tích thực trạng văn hóa tổ chức của C.T Group

2.2.1.2. Kiểm định độ tin của cậy thang đo các yếu tố văn hóa tổ chức

Độ tin cậy thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) thì phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được dùng trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Việc xem xét hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết, sau đó việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến  tổng (Item – total correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Theo Hair và cộng sự (2006), việc đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha theo nguyên tắc sau:

α <0.6: Thang đo cho nhân tố là khơng phù hợp. Có thể do thiết kế bảng câu hỏi chưa tốt hoặc dữ liệu thu được từ khảo sát có nhiều mẫu xấu.

0.6 < α <0.7: Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để thực hiện nghiên cứu mới. 0.7 < α <0.8: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.

0.8 < α <0.95: Hệ số Crobach’s Alpha rất tốt. Đây là kết quả từ bảng câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, phân nhóm tốt và mẫu tốt, khơng có mẫu xấu.

α > 0.95: Hệ số Cronbach’s Alpha ảo do có hiện tượng trùng biến. Nguyên do là thiết kế nội dung các câu hỏi trong cùng nhân tố cùng phản ánh một vấn đề hoặc khơng có sự khác biệt về mặt ý nghĩa. Một nguyên do khác nữa là do mẫu giả. Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3, nếu nhỏ hơn 0.3 thì bị loại.

Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với mẫu 352 người được trình bày ở Phụ lục 5.

Kết quả cho thấy, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của yếu tố Sự hỗ trợ là 0.857; Sự đổi mới là 0.744; Khả năng cạnh tranh là 0.820; Định hướng vào kết quả là 0.838; Sự ổn định là 0.814; Nhấn mạnh vào phần thưởng là 0.799; Trách nhiệm xã hội là 0.762 và Sự hài lịng trong cơng việc là 0.877. Tất cả thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha >0,7 (nhỏ nhất là thang đo Sự đổi mới 0,744); đồng thời

tất cả các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là biến DM4 có tương quan biến tổng là 0,460). Như vậy các thang đo là đáng tin cậy và tất cả 34 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm định giá trị của thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần tập đoàn c t (c t GROUP) đến năm 2020 (Trang 39 - 40)