Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 66 - 72)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người cụ thể, là mặt hoạt động tinh thần, ý thức của con người, do con người sáng tạo và khái quát hóa trên cơ sở nhận thức những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng bao giờ cũng phụ thuộc vào yếu tố phẩm chất cá nhân, nhân cách của con người đã sinh ra tư tưởng đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Nó bao gồm các nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh:

Một là, yêu thương con người.

Hồ Chí Minh đã khái quát triết lý cuộc sống một cách rõ ràng và đúng đắn: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ bị áp bức”, “Lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi”. Suốt cuộc đời Người đã sống và làm theo triết lý ấy.

Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh trước hết dành cho đồng bào, đồng chí mình, khơng phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái… không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước phải chịu bao nỗi khổ của nghèo đói, bất cơng do chế độ thực dân phong kiến gây ra đều có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người. Người đã xót xa trước cảnh khổ sở của người phu làm đường, phu xe… gầy ốm kéo xe, những người bán hàng rong lam lũ, cảnh bị đàn áp của người nông dân chống thuế… Người hiểu sâu sắc sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với đồng bào, với dân tộc mình. Vì vậy, đối với Người: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải u q, kính trọng, giúp đỡ. Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới… Phải học người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác ái” [79, tr. 130-131].

Từ tình u đồng bào mình, dân tộc mình, Hồ Chí Minh mở rộng lịng u thương đó đến tất cả nhân loại đau khổ bị áp bức, bóc lột, bất cơng. Người xúc động và khóc khi thấy cảnh tượng người da đen ở Đaca bị đẩy xuống biển chết, những người phụ nữ bị hãm hiếp, trẻ em bị phơi đói… Người phẫn nộ cảnh phân biệt chủng tộc và đời sống khổ sở của khu lao động nghèo ở thủ đơ Mỹ, Pháp… Người thương xót cho những phụ nữ

Pháp và Mỹ có chồng con bị đưa sang Việt Nam làm bia đỡ đạn, và cho chính cả những người lính bị đưa đi chết uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Người viết: “Than ơi, trước lịng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người” [77, tr. 510], “Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho nhân dân và đất nước chúng tơi; tơi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh niên Mỹ chết vơ ích ở Việt Nam” [88, tr. 602] và “Những dịng máu đó chúng tơi đều q như nhau” [77, tr. 510]. Đây khơng phải là lịng thương người siêu giai cấp trừu tượng, mà là tình thương yêu đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động còn bị áp bức và bóc lột. Người thương yêu, bênh vực họ mà không phân biệt màu da, chủng tộc hay biên giới vì họ “là những người phải làm mọi công việc nặng nhọc, mọi lao dịch. Chính họ làm ra cho lũ người ăn bám, lũ người lười biếng, lũ người đi khai hóa và những bọn khác hưởng mà chính họ thì lại phải sống cùng khổ trong khi những tên đao phủ của họ sống rất thừa thãi; hễ mất mùa thì họ chết đói” [74, tr. 247].

Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh thật đặc biệt. Đó khơng phải là lòng thương hại từ “bề trên” nhìn xuống cũng khơng phải do lịng trắc ẩn của người “đứng ngồi” trơng vào, mà là tình u của sự đồng cảm sâu sắc, tình yêu đồng loại. Những nỗi khổ đau đó chính là nỗi khổ đau của bản thân Người, gia đình Người đã phải trải qua. Người đã từng nói: gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại trở thành nỗi đau khổ của tôi. Do vậy, ở Người, trước hết và sâu sắc nhất là lòng thương yêu con người.

Hai là, có ý chí lớn lao dấn thân vào sự nghiệp giải phóng con người.

Thương u con người, Hồ Chí Minh ln ln mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người. Người thường nhắc lại câu của người xưa: Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ và Người đã coi đây là lẽ sống của mình. Chính động cơ trong sáng, lẽ sống cao đẹp đã giúp Người có nghị lực, bản lĩnh phi thường để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đi đến đích cuối cùng của cuộc đời mà Người đã đặt ra, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Khi dân tộc, con người cịn chìm đắm trong cảnh nơ lệ mà chưa có đường ra, Người đã quyết định xa gia đình, rời đất nước ra nước ngồi tìm đường cứu nước với thân phận

người nô lệ - mất nước, trong tư cách người lao động làm thuê khi mới 21 tuổi. Người đã phải chịu đựng trăm bề khổ cực, thiếu thốn để có thể vừa sống, vừa học tập, nghiên cứu. Thậm chí có lúc Người cịn bị mật thám đế quốc theo dõi sát sao, bị tù đày, bị xử án tử hình vắng mặt làm cho Người khơng những bị mất tự do mà cịn bị hao mòn sức lực. Nhưng Người đã vượt qua mọi khó khăn, mọi cám dỗ tác động, quyết tâm cùng dân tộc đấu tranh đánh đổ phong kiến thực dân giành độc lập, tự do.

Khi đất nước đã giành được độc lập, trên cương vị Chủ tịch nước, Người vẫn không chút tư lợi, vẫn ra sức cùng nhân dân khắc phục khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu, để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đời sống ấm no, văn minh, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Ngôi nhà mà Người ở không phải là ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp, sang trọng, đẹp của Tồn quyền Đơng Dương cũ mà là một ngôi nhà cấp bốn gần bờ ao. Về sau nhân dân đã xây cho Người ngôi nhà sàn. Khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở Hà Nội và một số khu vực lân cận, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định xây gần ngơi nhà sàn một ngôi nhà kiên cố bằng bê tông sắt thép cho Người. Ngày 1-5-1967, nhân dịp Hồ Chí Minh đi công tác nước ngồi, ngơi nhà này được gấp rút xây dựng. Trở về ngày 30-6-1967, Người tỏ ý không vui khi thấy ngơi nhà. Người đã khơng ở mà dùng nó làm nơi họp Bộ Chính trị và nơi làm việc của các đồng chí Trung ương.

Sinh hoạt hằng ngày của Người cũng thật giản đơn. Người ăn thanh đạm, tiết kiệm, vừa đủ. Đồ dùng của Người chỉ có một chiếc máy chữ cũ, vài bộ quần áo bạc màu, một đơi dép lốp cao su... Số tiền ít ỏi mà Người dành dụm được từ lương và tiền nhuận bút viết báo, Người đều để tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, các cụ già - lớp người mà Người vơ cùng u q. Hồ Chí Minh làm những việc đó một cách tự nhiên, có ý thức rõ ràng về cuộc sống của một vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ở một nước còn nghèo.

Như vậy, với ý chí kiên cường, mãnh liệt, bất khuất bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc nỗi thống khổ của con người và từ động cơ, nhu cầu cấp thiết của con người, của xã hội, Hồ Chí Minh đã tự khắc phục khó khăn, biến khó khăn thành thuận lợi, qua đó biến ý chí thành hành động cách mạng để đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người (quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc), và đem lại cho con người

một cuộc sống xứng đáng cuộc sống của con người (cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần).

Ba là, nhạy cảm với cái mới, tiếp thu nhanh nhạy cái mới đúng đắn.

Học tập là một quá trình cập nhật, bổ sung những tri thức mới nhằm phát huy năng lực của mỗi con người khi ứng xử với cuộc sống. Học tập ở mọi nơi có thể học được, học trên ghế nhà trường, học trong thực tiễn hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh là con người chủ yếu tự học, tự rèn luyện nhưng với tư chất thơng minh, tính ham hiểu biết, Người học hỏi, tiếp thu những gì tinh túy nhất trong văn hóa của dân tộc, từ đó tiếp thu rất nhanh nhạy tinh hoa văn hóa thế giới. Người nói: “Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm” [78, tr. 113], “Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam... có tinh thần thuần túy Việt Nam, hợp với tinh thần dân chủ”. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa vô vàn học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Người đã tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát, tìm ra bản chất của vấn đề, quy luật hình thành những quan điểm và đem chúng giúp ích cho sự nghiệp cách mạng.

Nhưng khi vận dụng những tri thức mới của nhân loại vào cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, Hồ Chí Minh khơng giáo điều, cứng nhắc mà ln có xu hướng cách tân, sáng tạo. Ngay cả các mệnh đề Nho giáo mà Hồ Chí Minh dùng rất nhiều, thậm chí dùng ngun văn, thì Người cũng không câu nệ vào chúng mà đã chuyển hóa bằng những lời lẽ giản dị, dễ hiểu với nội dung hồn tồn mới mang tính cách mạng, phù hợp với dân tộc và con người Việt Nam. Hay việc Người không đi theo phong trào Đông Du, nghĩa là không sang Nhật Bản học tập mặc dù cụ Phan Bội Châu đã vận động, không xuất dương sang Thái Lan, Trung Quốc… mà lại sang Pháp và các nước phương Tây đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là người có đầu óc phân tích, phê phán rất nhạy. Thậm chí hiểu rõ những hạn chế, sai lầm trong các học thuyết của Thích Ca, Giêsu, Khổng Tử… nhưng Hồ Chí Minh khơng kht sâu hay phê phán các học thuyết đó. Mà với tinh thần gạn đục khơi trong, Người vẫn đánh giá cao tinh thần trọng đạo đức, lòng bác ái, thương người, cũng như tìm ra những điểm gặp gỡ, tương đồng trong các học thuyết ấy, nhằm thực hiện đại đoàn kết dân tộc và đồn kết tơn giáo, phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc và mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Ngay cả việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng trên cơ sở của hoàn cảnh cụ thể từng lúc và từng nơi để vận dụng sáng tạo, thậm chí phát triển. Có được những điều này do Người ln chú ý đến cái mới, đến sự vận động biến đổi không ngừng của cuộc sống.

Sự nhanh nhạy của Hồ Chí Minh với cái mới khơng có nghĩa là Người cứ thay đổi liên tục các quan điểm của mình mà thay đổi luôn được đặt trên nền vững chắc của những vấn đề cơ bản có tính ngun tắc. Cái gì thấy đúng, trước sau vẫn đúng, mặc cho vật đổi sao dời, Người vẫn kiên trì giữ vững, trước sao sau vậy, khơng hề suy chuyển, nao núng. Đó là biện chứng tư duy và hành động Hồ Chí Minh. Đó là ngun tắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Cái nhanh nhạy, cái kiên trì hay nói cách khác là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, luôn luôn sáng tạo… là những phẩm chất cực kỳ quan trọng cần thiết đối với nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp đồng thời là nhà văn hóa như Hồ Chí Minh.

Bốn là, tài tổ chức thực hiện đấu tranh giải phóng con người.

Hồ Chí Minh khơng chỉ là nhà tư tưởng mà còn là nhà hoạt động thực tiễn. Nghĩa là Người đã đưa những tư tưởng có hệ thống của mình áp dụng vào thực tế. Hầu hết các nhà nghiên cứu và những nhà hoạt động chính trị khi đánh giá Hồ Chí Minh đều cho rằng, Hồ Chí Minh là người có tài trong tổ chức hoạt động thực tiễn, là nhà tư tưởng có triết lý trong hành động. Và do vậy, có một số người ở phương Tây đã tuyệt đối hóa mặt này, đi đến quan điểm Hồ Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải là nhà lý luận.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh được Người áp dụng vào thực tế khơng phải lúc nào cũng thuận buồm xi gió. Học thuyết hay tư tưởng khơng phải đóng khung trong lý thuyết, mà chính bản thân nó là kết quả từ sự đúc kết thực tiễn. Khi đem ra thực tiễn, nó đóng vai trị hướng dẫn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Vịng xốy trơn ốc đó đã được Hồ Chí Minh tiến hành một cách có kết quả khi vượt qua biết bao sóng gió, khó khăn. Năng lực hoạt động thực tiễn của Người là điều khơng ai có thể bác bỏ được, vì thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho điều đó.

Tiểu kết chương 2

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: Mọi học thuyết tư tưởng đều có cơ sở khách quan và chủ quan. Một mặt là sự kế thừa những tư tưởng, học thuyết trước đó, mặt khác là kết quả hoạt động nhận thức, sáng tạo của chủ thể tư tưởng gắn với phẩm chất, nhân cách cá nhân; đồng thời là sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc trong một thời đại nhất định. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.

Mục đích cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tồn tâm, tồn ý vì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của tất cả mọi người, nên bất kỳ tinh hoa văn hóa nào của nhân loại, Người đều gắng khai thác, lựa chọn những yếu tố phù hợp cần thiết. Người đã kế thừa tư tưởng truyền thống về giải phóng con người của dân tộc, tư tưởng giải phóng con người trong văn hóa phương Đơng, phương Tây, đặc biệt là vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng giải phóng con người của chủ nghĩa Mác - Lênin để kết tinh thành tư tưởng về giải phóng con người Việt Nam.

Bên cạnh cơ sở lý luận góp phần lý giải sức lôi cuốn, sức sống của tư tưởng giải phóng con người của Hồ Chí Minh, phải kể đến cơ sở thực tiễn, quá trình Người xâm nhập tìm hiểu đời sống nhân dân lao động, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên các châu lục, không chỉ ở các nước thuộc địa mà ở các nước chính quốc. Điều này giúp Hồ Chí Minh có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về nỗi cơ cực đói khổ, bị đàn áp dã man của những giai cấp cần lao… Từ niềm thương cảm với nỗi đau của họ, Người đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ của họ tố cáo, kết tội chủ nghĩa đế quốc và chế độ thuộc địa, địi phải xóa bỏ nó và đặt con người, trước hết là những người lao động vào trọng tâm của mọi cuộc giải phóng.

Chương 3

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)