Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những cơng trình khoa học đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 27 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.4. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những cơng trình khoa học đã được

được công bố

Các cơng trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, giải

phóng và phát triển con người trong những năm qua được đăng tải với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao; với nhiều cách tiếp cận khác nhau; nội dung các cơng trình cũng đã đề cập một cách khá tồn diện nhiều vấn đề. Có thể khái quát trên hai mặt sau:

Những kết quả đạt được

Nhìn tổng thể, liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án, các cơng trình khoa học trên đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người Việt Nam trên các nội dung sau đây:

- Một là, giải phóng con người là điểm xuất phát của quá trình nhận thức, là tiêu

chuẩn lựa chọn học thuyết, là hạt nhân chi phối các hoạt động lý luận và thực tiễn, là mục tiêu phấn đấu của cả cuộc đời Hồ Chí Minh.

- Hai là, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người bao

gồm: truyền thống nhân ái của dân tộc, tinh hoa văn hóa phương Đơng, phương Tây, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng con người và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.

- Ba là, sự nghiệp giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện

thơng qua ba cuộc cách mạng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và cuối cùng giải phóng con người.

- Bốn là, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người phải được giải phóng cả về thực thể

tự nhiên và thực thể xã hội, con người phải được giải phóng cả về mặt chính trị lẫn mặt kinh tế. Để giải phóng con người về mặt chính trị thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Giải phóng con người về mặt chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết để giải phóng con

người về mặt kinh tế. Giải con người về mặt kinh tế, xã hội phải thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là giai cấp cơng nhân sử dụng chính quyền của mình giải phóng lực lượng sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm mục đích khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là bước đi tất yếu sau khi đất nước giành được độc lập. Chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân tộc và đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

- Năm là, phân tích những thành tựu và hạn chế của vấn đề giải phóng con người ở

Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng phân tích hạn chế của nền kinh tế thị trường tác động đến việc giải phóng con người Việt Nam.

- Sáu là, đưa ra một hệ thống đồng bộ các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội -

văn hóa và bản thân chủ thể với tư cách là đối tượng của sự giải phóng tạo thành điều kiện cần và đủ mang tính định hướng thúc đẩy q trình giải phóng con người Việt Nam, đồng thời cũng là những phương tiện chung nhất, căn bản nhất để mỗi người tự giải phóng mình trong giai đoạn đổi mới.

Những kết quả trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng giải phóng con người Việt Nam của Hồ Chí Minh mà chúng tơi chọn làm đề tài luận án.

Những vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ, sâu sắc trong các cơng trình khoa học đã được cơng bố. Có thể kể ra một số vấn đề đó như sau:

- Một là, phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người

cịn chưa đề cập nhiều đến cơ sở thực tiễn - q trình Hồ Chí Minh nghiên cứu, tìm hiểu đời sống của nhân dân Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới để từ đó thấy được nhiệm vụ quan trọng là phải đặt vấn đề con người vào trung tâm của mọi cuộc đấu tranh giải phóng, phải tập hợp, đoàn kết nhân dân các dân tộc trên thế giới trong sự nghiệp giải phóng nhân loại.

- Hai là, chưa hệ thống những đối tượng nơ dịch con người cần phải xóa bỏ, những

lực lượng tham gia cuộc đấu tranh giải phóng con người cũng như chưa nêu được những tiền đề, điều kiện về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội để con người có mơi trường xã

hội tốt đẹp, “phát huy hoàn toàn những năng lực sẵn có”, khơng ngừng hồn thiện bản thân, tiến tới vươn lên tự giải phóng ở một trình độ mới cao hơn.

- Ba là, chưa làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải

phóng con người Việt Nam.

- Bốn là, chưa có những giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề giải phóng con người ở

Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới hiện nay khi mà tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực tệ nạn khác tác động làm tha hóa con người ngày càng trầm trọng.

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề trên đã thôi thúc tác giả phải đi sâu phân tích, làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người Việt Nam để thấy được giá trị, tầm ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc sống hiện nay.

Chương 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)