Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.4. Điều kiện giải phóng con người
3.4.2. Điều kiện về kinh tế
Con người tồn tại trước hết với tư cách là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Do vậy, sự tồn tại và phát triển của con người ln phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - cơ sở vật chất mà trên đó con người được tồn tại, phát triển và khơng ngừng sáng tạo. Nói cách khác, thiếu cơ sở vật chất - kinh tế, con người khó có khả
năng phát huy hiệu quả những khả năng, năng lực sáng tạo. Trong nhiều trường hợp, khi những ý tưởng mới, sáng tạo đã nảy sinh, thậm chí đã chín muồi, nhưng điều kiện kinh tế - vật chất không đáp ứng được thì cái mới sẽ lụi tàn và bị triệt tiêu. C.Mác khẳng định “người ta mỗi lần đều giành được tự do chừng nào việc đó khơng phải do lý tưởng về con người mà do lực lượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép” và chỉ khi nào những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển thì khi đó: “sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân mới khơng cịn là lời nói sng” [68, tr. 632-644). Nhân dân Việt Nam thường có câu: Bụng no thì lo học. Cịn Hồ Chí Minh lại cho rằng: có thực mới vực được đạo.
Để kinh tế thực sự là điều kiện thỏa mãn mọi nhu cầu của con người và thúc đẩy con người vươn lên về mọi mặt, hoàn thiện và nâng cao phẩm chất, năng lực của bản thân, Người cho rằng: “Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng, hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khỏe và giải trí của nhân dân” [88, tr. 596]. Cụ thể:
Thứ nhất, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế
Trong suốt thời gian dài nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, Hồ Chí Minh thấu hiểu cuộc sống đói khổ của nhân dân. Đó là “số đơng dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh, người nghèo khổ thì nhiều, người no ấm thì ít” [78, tr. 113]. Con người suốt ngày chỉ biết lặn lội kiếm sống một cách nhọc nhằn, cơ cực nhằm duy trì sự tồn tại của bản thân và gia đình. Điều kiện sống vơ cùng khó khăn, thiếu thốn này đã làm triệt tiêu mọi khả năng để phát triển con người Việt Nam một cách hài hịa, cân đối. Vì vậy, khi đất nước vừa giành được độc lập, Người yêu cầu tất cả các ngành, tất cả mọi người chung tay xây dựng và phát triển kinh tế. Hồ Chí Minh khẳng định: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa. Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập” [77, tr. 135].
Trong một nước có nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ sản xuất kỹ thuật thấp kém, tư liệu lao động giản đơn, công cụ lao động cịn thơ sơ… thì vấn đề có tính quy luật để phát triển kinh tế là phải áp dụng khoa học kỹ thuật, phải đưa máy móc vào sản xuất, phải từng bước thay lao động thủ công, năng suất thấp bằng lao động cơ khí. Nói về điều này, Hồ Chí Minh viết:
“Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta… Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp cánh tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường” [85, tr. 444].
Có khi Người lại viết:
“Chúng ta biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém… Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó… Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi” [87, tr. 96-97].
Như vậy, khoa học kỹ thuật hiện đại có vai trị to lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, giải phóng sức lao động của con người, tạo ra những bước đột khởi trong khai thác tự nhiên. Khoa học kỹ thuật hiện đại có khả năng đem đến một năng suất lao động xã hội cao, con người được hưởng nhiều thành quả vật chất, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của con người, tạo những tiền đề vững chắc để con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện từng bước nâng cao và hoàn thiện phẩm chất, năng lực về mọi mặt. Đây chính là bản chất xã hội tốt đẹp của q trình cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa mang lại.
Không những vậy, Hồ Chí Minh cịn nhận thấy, việc trang bị máy móc, kỹ thuật mới sẽ địi hỏi con người với tư cách chủ thể của quá trình sản xuất cũng phải khơng ngừng nâng cao tri thức, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đó. Người viết: “Hoạt động sản xuất của xã hội phát triển từng bước, từ thấp đến cao. Vì vậy, sự hiểu biết của người ta (về giới tự nhiên cũng như về xã hội) cũng phải phát triển từng bước, từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, từ một mặt đến toàn diện” [80, tr. 121]. Từ rất sớm, Người nhắc nhở: “kinh tế của ta ngày càng phát triển, hàng ngũ công nhân ngày càng thêm đơng. Muốn làm trịn nhiệm vụ của mình thì cán bộ phải ln ln cố gắng học tập, cố gắng vươn lên để không ngừng tiến bộ” [86, tr. 434]. Người cũng yêu cầu: Đảng và Nhà nước “phải tạo mọi điều kiện cho nhân dân lao động có thể nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật; ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỹ thuật, cán bộ
quản lý cần thiết cho sản xuất phát triển” [86, tr. 69]. Như vậy, sự phát triển tất yếu khách quan của lực lượng sản xuất đã tác động tích cực đến việc hồn thiện và phát triển năng lực về mọi mặt của con người.
Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng: muốn sản xuất được nhiều sản phẩm phải thực hiện chính sách tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng, cụ thể tiết kiệm vật tư, thời gian và sức lao động. Tiết kiệm thời gian, sức lao động cũng đồng nghĩa với việc giải phóng người lao động khỏi những việc nặng nhọc vô bổ, không cần thiết, tạo điều kiện cho họ có nhiều thời gian nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao sự hiểu biết những vấn đề rộng lớn khác về văn hóa và xã hội. Cịn tiết kiệm vật tư, nguyên liệu (khơng đồng nghĩa với bớt xén, bịn rút) là tiền đề, điều kiện để phát triển sản xuất. Bởi có tiết kiệm mới có thêm vốn tích lũy để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi người. Người khẳng định: “Tăng năng suất lao động, tiết kiệm vốn, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, khơng những giảm được giá thành, mà cịn dơi ra một số khá lớn sức người, sức của để sản xuất, thêm nhiều hàng hóa, xây dựng thêm xí nghiệp mới. Thế là đã nhiều, nhanh lại rẻ và do rẻ nên càng nhiều nhanh” [77, tr. 93].
Như vậy, “việc tiết kiệm cũng có tính chất quan trọng như tăng gia sản xuất. Vậy, chúng ta không thể quên được” [77, tr. 533]. Sản xuất và tiết kiệm khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cịn có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu cao cả của xã hội mới, xã hội chủ nghĩa vì con người, giải
phóng con người. Trong Lời kêu gọi nhân dịp 1-5-1957, Người nói: “Tăng gia sản xuất
và thực hành tiết kiệm là hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân
tiến lên chủ nghĩa xã hội” [83, tr. 545]. Hay khi Nói chuyện với đại biểu nhân dân
thành phố Hải Phòng năm 1959, Người khẳng định: Nếu khơng có sản xuất thì khơng
có tiêu dùng. Nhưng nếu sản xuất ra chừng nào, tiêu dùng chừng đó thì khơng lại hồn khơng. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều cố gắng tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì chúng ta mới cải thiện được đời sống của chúng ta.
Xây dựng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
Kinh tế phát triển là điều kiện vật chất cần thiết để con người có thể bồi dưỡng sức khỏe, phát triển trí tuệ, tài năng và đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng không phải bất kỳ nước nào, kinh tế phát triển là đời sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Nó cịn phụ thuộc vào việc người lao động có làm chủ tư liệu sản xuất hay không. Bởi chỉ
khi làm chủ tư liệu sản xuất, họ mới được lao động, được thể hiện mọi năng lực của bản thân, được phân phối công bằng của cải vật chất do họ làm ra.
Nhất quán quan điểm trên, trong quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới khơng có bóc lột áp bức” [84, tr. 92]. Cụ thể, Người yêu cầu: “Xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể” [85, tr. 372]. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh khơng cực đoan, nóng vội chủ trương xóa bỏ ngay lập tức mọi hình thức sở hữu tư nhân. Xuất phát từ “đặc điểm to lớn của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” [85, tr. 411], Người chấp nhận tính đa dạng, phức tạp mang tính trung gian của các quan hệ sở hữu, sự cùng tồn tại các loại hình kinh tế trong một chỉnh thể kinh tế của chủ nghĩa xã hội đang trong quá trình vận động, phát triển hết sức nhanh. Đó là:
“Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau:
- Sở hữu của Nhà nước, tức là của toàn dân.
- Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. - Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
- Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản” [85, tr. 372].
Hồ Chí Minh đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu đa dạng và khác biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ngồi sở hữu xã hội chủ nghĩa, Người thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, lâu dài của các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa. Cách làm này sẽ cởi trói cho mọi lực lượng kinh tế trong xã hội có quyền chủ động tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Việc con người tham gia vào hoạt động lao động sản xuất sẽ có tác động rất to lớn không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà cịn giúp hồn thiện và nâng cao phẩm chất, năng lực. Ăngghen đã chỉ ra rằng: Chính nhờ lao động sản xuất và giao tiếp xã hội, hệ thống tín hiệu thứ hai của con người đã được hình thành và phát triển khơng ngừng, nhờ đó nhiều năng lực mới của con người cũng xuất hiện và hồn thiện. Cụ thể thơng qua q trình lao động sản xuất, lý tưởng, ý chí, nghị lực, lịng nhiệt tình cũng như
tài năng của con người được thử thách, rèn luyện, con người ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Thông qua quá trình lao động sản xuất, con người càng thấy giá trị của lao động, biết trân trọng, yêu quý những người lao động, có ý thức cần, kiệm, liêm chính. Nói về vai trị của lao động đối với sự phát triển của con người toàn diện, Người viết: “Một là làm cho họ biết kính trọng sự cần lao. Hai là tập cho sự quen gian khổ. Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy mà ăn) không ăn bám xã hội. Bốn là có ích cho sức khỏe của họ” [78, tr. 121].
Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giải phóng con người khỏi đói nghèo và lạc hậu không tồn tại trừu tượng mà được tạo ra bởi những tiền về vật chất. Khi những tiền đề vật chất phát triển cao, con người thực sự làm chủ q trình sản xuất, thì con người khơng những được thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở… mà cịn có điều kiện phát huy tính năng động, sáng tạo của bản thân, cũng như chăm lo tốt hơn các mặt khác của đời sống.