Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người
2.3.2. Tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động các nước trên thế giới
Ngày 5-6-1911, trên con tàu mang tên Amiran Latusơ Tơrêvin, Hồ Chí Minh rời bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngồi, đến nước Pháp và các nước châu Âu tìm hiểu cuộc sống của nhân dân các nước trên thế giới “rồi trở về giúp đồng bào ta”. Cuộc hành trình kéo dài 30 năm đã đem lại cho Người nhiều điều lý thú, làm thay đổi cách nhìn của Người về thế giới, về con người ở các nước.
Ngày 6-7-1911, tàu cập bến Mácxây, một thành phố cảng lớn nhất nước Pháp trên bờ biển Địa Trung Hải. Những ngày đầu sống trên nước Pháp, tiếp xúc với cuộc sống văn minh, Hồ Chí Minh đã trăn trở đi tìm những giá trị thực tiễn của cái gọi là “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà giai cấp tư sản Pháp thường rêu rao. Người không khỏi ngạc nhiên khi nước Pháp nổi tiếng là văn minh mà cũng tràn ngập các tệ nạn xã hội, những khu nhà ổ chuột, những người dân nghèo khổ và đáng thương như ở Việt Nam. Người tự đặt câu hỏi: Tại sao người Pháp lại không “khai hóa” cho đồng bào của họ mà lại đi “khai hóa” dân tộc khác? Phải chăng cái khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” kia chỉ là cái bánh vẽ của giai cấp tư sản? Vì sao “người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đơng Dương”.
Dù việc tìm hiểu về đất nước và con người Pháp đã bước đầu đem lại cho Người nhiều hiểu biết lý thú, nhưng Người muốn tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động ở nhiều nước khác. Đầu năm 1912, Hồ Chí Minh tiếp tục cuộc hành trình trên một chiếc tàu của Hãng Vận tải hợp nhất chở hàng hóa đi vịng quanh châu Phi. Trong chuyến đi này, Người có dịp ghé lại những bến cảng của một số nước châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha) và nhiều nước thuộc châu Phi (Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan…). Đến đâu Người cũng nhìn thấy cuộc sống cùng cực của người dân dưới
ách áp bức tàn bạo của thực dân đế quốc. Người rút ra kết luận quan trọng: Khơng chỉ dân tộc mình mất tự do mà nhiều dân tộc khác cũng “cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân” [74, tr. 208], khơng chỉ đồng bào mình bị đối xử như nô lệ mà nhân dân lao động các nước khác, không kể chủng tộc, màu da hay quốc tịch cũng “đều là những nạn nhân của một kẻ giết người: chủ nghĩa tư bản đế quốc” [74, tr. 217]. Điều này đã giúp Hồ Chí Minh phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với quần chúng nhân dân lao động và mở rộng tình thương khơng chỉ đồng bào trong nước mà cả nhân dân lao động các nước trên thế giới.
Để hiểu rõ hơn đời sống của nhân dân lao động tại các nước chính quốc, ngồi nước Pháp, Hồ Chí Minh cịn đến nước Mỹ và nước Anh. Nhưng càng tìm hiểu Người càng thấy thất vọng. Bởi ở đâu, Người cũng nhìn thấy mặt trái của xã hội tư bản: giai cấp thống trị sống xa hoa, sung sướng, người lao động bị áp bức, bóc lột, người phụ nữ bị chà đạp, người da đen bị phân biệt đối xử, bị hành hình theo kiểu Lynsơ… Người đi đến kết luận: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vòng áp bức” [75, tr. 296].
Theo Hồ Chí Minh, tính triệt để, đến nơi của một cuộc cách mạng không phải là những lý tưởng, khẩu hiệu hay mà ở quy mơ giải phóng quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột. Cách mạng dân chủ tư sản Anh, Pháp, Mỹ chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người thuộc giai cấp thống trị, còn đại bộ phận người lao động vẫn sống kiếp ngựa trâu, vẫn mong làm cách mạng lần nữa. Vì vậy, những cuộc cách mạng này không phải là tấm gương cho An Nam học tập, đi theo. Người khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” [75, tr. 292].
Rõ ràng, với tất cả niềm tin chân thành của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh đã tìm đến và từng gửi gắm hy vọng vào thế giới phương Tây. Nhưng Người đã thất vọng. Người vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu thế giới, tìm hiểu đời sống của nhân dân lao động các nước để tìm ra chân lý. Giữa lúc ấy một sự kiện đã diễn ra, tạo bước ngoặt căn bản trong việc hình thành con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
của Hồ Chí Minh. Đó là vào tháng 7-1920, Người được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Người đọc đi
đọc lại nhiều lần bản Luận cương, có thể nói tất cả những vấn đề mà Người từng trăn trở và dày cơng tìm kiếm trong bao nhiêu năm đến nay đã được giải đáp. Đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12-1920, Người đã bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Khi được hỏi về quyết định này, Người trả lời: “Rất đơn giản… Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ”. Hồ Chí Minh từ người yêu nước trở thành người cộng sản, tìm ra con đường cứu nước cứu dân đúng đắn là con đường cách mạng vô sản.
Niềm tin của Người vào Lênin, vào con đường cách mạng vơ sản càng có cơ sở thực tiễn vững chắc, khi mùa hè năm 1923, Hồ Chí Minh có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân Liên Xô đã được tự do và đang ra sức xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no, bình đẳng. Tận mắt chứng kiến những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô, Người đã viết nhiều bài báo ca ngợi, như Nhật ký chìm tàu,
Lênin và Đơng Dương, Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga… Người khẳng định:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thực, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới” [75, tr. 304].
Tóm lại, sau khi đến nhiều nước trên thế giới, tận mắt chứng kiến đời sống khổ cực của nhân dân lao động dưới ách áp bức của chủ nghĩa thực dân đế quốc, Hồ Chí Minh đã mở rộng nhận thức từ giải phóng con người Việt Nam đến giải phóng cả nhân loại; đã đặt vấn đề giải phóng con người vào trung tâm của mọi cuộc giải phóng. Cũng từ thực tiễn quan sát, khảo nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, cách mạng vô sản và cách mạng tư sản, Người nhận thấy chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng con người khỏi mọi khổ đau, mới đem lại cho con người cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự.