Mục tiêu và con đường giải phóng con người

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 72)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. Mục tiêu và con đường giải phóng con người

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người cho thấy Người khơng có một tác phẩm chuyên khảo nào bàn về vấn đề giải phóng con người, cũng như mục tiêu giải phóng con người. Nhưng qua mục tiêu cuộc đời của Người, qua những quan điểm của Người về mục tiêu cách mạng Việt Nam sẽ thấy được mục tiêu của sự nghiệp giải phóng con người trong tư tưởng của Người.

Đọc tồn bộ di sản của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy mục tiêu mà cả cuộc đời Người phấn đấu thực hiện là giành lại độc lập cho dân tộc và đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Diễn đạt mục tiêu này, Người đã nói: “Cả đời tơi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xơng pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tơi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân” [77, tr. 272]. Cũng có khi Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Khi nói chuyện với các nhà báo, Người nhấn mạnh: “Tất cả những bài Bác viết chỉ có một “đề tài” là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [85, tr. 171].

Vì mục tiêu Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, Hồ Chí Minh đã phải bôn ba khắp thế giới, đặt chân lên nhiều châu lục, có 30 năm hoạt động ở nước ngoài (1911-1941), phải sống và làm việc trong điều kiện vơ cùng khó khăn, phải chịu đựng biết bao gian truân, khổ ải để đến với học thuyết Mác - Lênin, trở thành người đảng viên cộng sản kiên cường, bất khuất. Vì mục tiêu đó, Người cũng phải hy sinh cả cuộc sống riêng của mình. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá cao sự gian khổ hy sinh vì nước, vì dân của Người. Cố Tổng Bí thư Trường - Chinh khẳng định: “Hồ Chủ tịch suốt đời tận tụy, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, phẩm chất và đạo đức

đó mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho cán bộ và nhân dân ta noi theo” [Dẫn theo 54, tr. 167]. GS.Trần Văn Giàu cho rằng: Tận tụy vì nước, vì dân, vì con người đã là đẹp. Mà tận tụy suốt đời thì đẹp vơ cùng. Cịn như suốt đời tận tụy vì nước, vì dân, vì con người mà lại dám hy sinh qn mình thì chỉ có thể là nhân cách của một bậc thánh, của một nhà hiền triết hành động [54, tr.170]. Còn TS. M. Átmét khẳng định: “Người là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất cơng, bất bình đẳng khỏi trái đất này” [159, tr. 29].

Để hiểu mục tiêu giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh cịn phải hiểu quan điểm của Người về mục tiêu cách mạng Việt Nam. Người có nhiều cách diễn đạt khác nhau thể hiện quan điểm về mục tiêu cách mạng Việt Nam. Có khi Người nói một cách trực tiếp: “Mục đích của cách mạng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh. Làm cho nhân dân được hưởng hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang” [81, tr. 265]. Cũng có lúc, Người nói: “Cách mạng Việt Nam hiện nay có hai nhiệm vụ phải đồng thời tiến hành: nhiệm vụ xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai nhiệm vụ ấy đều nhằm một mục tiêu chung là: Củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ” [85, tr. 411]. Có khi Người nói một cách gián tiếp: “Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng tồn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [88, tr. 614]. Nhìn một cách tổng quát, có thể hiểu mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh là: phải giành được độc lập dân tộc, khơng có độc lập dân tộc sẽ khơng có gì hết. Nhưng, nếu nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Cho nên phải tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân” [86, tr. 387], “nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” [85, tr. 415].

Từ hai mục tiêu trên cho thấy mục tiêu cao nhất mà cách mạng Việt Nam hướng tới chính là giải phóng và phát triển triệt để con người. Nếu Đảng và Nhà nước không tạo lập cho nhân dân được một cuộc sống ngày càng ấm no và tốt đẹp, không tạo ra được

những điều kiện ngày càng đầy đủ cho sự phát triển mọi mặt con người thì khơng có lý

do để tồn tại. Người viết: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom

đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng

và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [82, tr. 518].

Thống nhất với quan điểm này, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln đặt con người ở vị trí cao nhất trong mọi chính sách phát triển đất nước. Giai đoạn trước khi giành được chính quyền, mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc. Sau khi giành được chính quyền, mục tiêu: ăn, mặc, ở, học hành, đi lại được ưu tiên hơn. Sau năm 1954, miền Bắc đi vào khơi phục nền kinh tế, hồn thành cải cách ruộng đất, tiến hành tốt việc sửa sai, từng bước phát triển kinh tế tập thể. Giai đoạn này, Người nhấn mạnh vào việc phải “nâng cao dần mức sống của nhân dân… đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nơng dân” [83, tr. 117]. Bước sang năm 1958, kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế, mở đầu thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, Người nói nhiều về chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu cơ bản nhằm giải phóng con người. Đó là làm cho nhân dân có cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất và tinh thần, “nhằm khơi dậy những tiềm năng bị chơn vùi, phát huy sức mạnh sẵn có, làm cho nảy sinh những cái mới, cái hay, cái đẹp trong mỗi con người”. Trong bối cảnh phải tập trung mọi nhân tài, vật lực cho phát triển kinh tế và tiến hành đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, Người yêu cầu vẫn phải đặt cao vấn đề con người. Người nói: Nhà máy cũng cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Cho nên Người yêu cầu: “giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn mặc của nhân dân được tốt hơn, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá”.

Từ mục tiêu cuộc đời Hồ Chí Minh và mục tiêu cách mạng Việt Nam trong quan niệm của Người cho thấy mục tiêu của sự nghiệp giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu tổng quát là: con người được làm chủ xã hội, bản thân; được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; được phát triển mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ, xứng đáng với giá trị NGƯỜI. Mục tiêu tổng quát này được thể hiện trên các mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, mục tiêu giải phóng con người về mặt chính trị: con người được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và dân chủ do xã hội mới mang lại; con người làm chủ vận mệnh chính trị của đất nước.

Thứ hai, mục tiêu giải phóng con người về mặt kinh tế: “mọi người được ăn no mặc ấm, được tự do” [83, tr. 593] trong một xã hội “dân giàu, nước mạnh”.

Thứ ba, mục tiêu giải phóng con người về mặt văn hóa: con người có đời sống tinh thần phong phú, đa dạng; được phát huy năng lực sáng tạo, năng lực làm chủ phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống của dân tộc.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách rõ ràng, đầy đủ mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể mà sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam hướng tới. Người xem đây như là những căn cứ, tiêu chuẩn để lựa chọn con đường và xây dựng lộ trình giải phóng dân tộc, giải phóng con người một cách đúng đắn và phù hợp. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nhiều con đường cách mạng khác nhau trên thế giới, Người rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [85, tr. 30].

Tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930, Chánh cương và Sách lược vắn tắt do Người trực tiếp soạn thảo đã xác định: cách mạng Việt Nam muốn giành được độc lập, tự do thực sự phải trải qua hai giai đoạn: một là dân tộc cách mạng, tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; hai là thế giới cách mạng, hay là giai cấp cách mạng đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nói hai giai đoạn khơng có nghĩa là tách rời nhau. Mà “Chúng ta lại phải hiểu rằng: Giai đoạn này có dính líu với giai đoạn khác, nó kế tiếp giai đoạn trước và nó gây những mầm mống cho giai đoạn sau… Có thể xét tình hình chung mà định ra từng giai đoạn lớn, nhưng không thể tách hẳn từng giai đoạn một cách dứt khoát như người ta cắt cái bánh” [80, tr. 30-31].

Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách của cách mạng Việt Nam; là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp giải phóng con người. Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thực sự, độc lập hồn tồn, chứ khơng phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Có độc lập rồi phải đi lên chủ nghĩa xã hội thì con người mới được giải phóng triệt để. Bởi chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển hài hòa, bền vững trên tất cả các mặt: kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó chú trọng một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, đầy tình thương và lòng nhân ái với những giá trị cao đẹp Chân - Thiện - Mỹ. Đây chính là mảnh đất hiện thực để từng cá nhân được giải phóng khỏi những hạn chế của xã hội cũng như của bản thân; thực hiện quyền con người, quyền công dân với tư cách là một thực thể độc lập, tự do, dám tự lựa chọn, tự quyết định, tự biểu hiện, tự đánh giá, tự phê bình… để tự khẳng định và tự chịu trách nhiệm. Khi chủ nghĩa xã hội phát triển đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, một chế độ xã hội “khơng có chế độ tư hữu, khơng có giai cấp áp bức bóc lột. Là của cải đều là của chung, sức sản xuất rất cao, nhân dân lao động hồn tồn giải phóng và sống rất tự do, sung sướng” [81, tr. 290], thì lúc đó sự nghiệp giải phóng con người mới được coi đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Tháng 3-

1969, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Pháp L’Humanité (Nhân đạo), Hồ Chí Minh

khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp cơng nhân tồn thế giới” [85, tr. 4].

Như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách rõ ràng, nhất quán mục tiêu và con đường giải phóng con người cho cách mạng Việt Nam. Chỉ khi nào các mục tiêu đó đạt được thì sự nghiệp giải phóng con người mới thành hiện thực. Phấn đấu đến đích ấy là một q trình lâu dài, khó khăn, phức tạp nhưng đây là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. 3.2. Nội dung giải phóng con người

3.2.1. Giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc

Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, con người không tồn tại biệt lập, chung chung, trừu tượng mà tồn tại trong mối quan hệ với đất nước - làng xã - gia đình. Quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… của con người luôn gắn chặt với quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do của dân tộc - nơi mà con người là một thành viên. Tư

duy biện chứng này của Người được phản ánh rõ nét qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 khi Người dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ “Tất cả mọi người

đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau khi dẫn ra như vậy, Người “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên

thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cùng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [77, tr. 1].

Xuất phát từ tư duy này, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, khi con người bị áp bức, chà đạp không được hưởng bất kỳ một quyền nào, kể cả những quyền tối thiểu nhất, như quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, Hồ Chí Minh khẳng định: Lý tưởng giải phóng con người chỉ có thể thực hiện được khi dân tộc đã được giải phóng, con người đã là chủ xã hội và bản thân. Vì vậy, nội dung đầu tiên và quyết định để con người được giải phóng là phải xóa bỏ ách áp bức dân tộc, phải đánh

đổ đế quốc, thực dân và tay sai của chúng. Năm 1930, trong Chính cương vắn tắt của

Đảng, Hồ Chí Minh nêu rõ mục tiêu hàng đầu của cách mạng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hồn tồn độc lập. Giải phóng dân tộc để giải phóng con người khỏi ách xâm lược của ngoại bang không phải là điều mới mẻ trong lịch sử nước nhà. Nhưng điểm vượt lên của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối và các nhà yêu nước cùng thời là Người không chọn kiểu độc lập theo con đường phong kiến, hay tư sản, mà Người chọn kiểu độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc làm tiền đề và điều kiện đi tới hạnh phúc, tự do. Sự lựa chọn này đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong nhận thức tư tưởng của dân tộc về con đường và những điều kiện hiện thực thực hiện giải phóng con người.

Ngày 28-1-1941, sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh về nước, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Người triệu tập và chủ trì đã phát triển hồn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết; đặt lợi ích của giai cấp, của bộ phận dưới lợi ích của quốc gia dân tộc. Từ đó, Hội nghị xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng và chủ trương xây dựng lực lượng đại đoàn kết dân tộc, được tập hợp trong mặt trận Việt Minh; xây dựng, phát triển lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)