Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.2. Nội dung giải phóng con người
3.2.2. Giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp
Dân tộc được độc lập nhưng sự nghiệp giải phóng con người chưa kết thúc. Bởi nếu con người được giải phóng trong cách mạng giải phóng dân tộc nhưng vẫn cịn tình trạng bị các giai cấp khác thống trị, áp bức bóc lột thì con người đó chưa được giải phóng hồn tồn. Dân tộc độc lập, nhân dân mới được giải phóng một phần về mặt chính trị - nội dung quan trọng nhưng vẫn rất hạn hẹp so với quyền và nhu cầu giải phóng của con người. Còn nhiều nội dung giải phóng khác phải được thực hiện nhằm hướng tới giải phóng triệt để con người. Một trong những nội dung tiếp theo là giải phóng giai cấp, xóa bỏ các giai cấp bóc lột với tính cách là giai cấp thống trị xã hội, xóa bỏ sự bất cơng, bất bình đẳng trong xã hội, xóa bỏ nền tảng kinh tế - xã hội đẻ ra sự bóc lột giai cấp, dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp và xác lập một xã hội khơng có giai cấp. Nếu khơng, đó chỉ đơn thuần là sự “đổi ngơi” giữa các giai cấp áp bức bóc lột. Đây là điểm mà các nhà tư tưởng trước đây ở Việt Nam không nhận thấy, cho nên dù sự nghiệp giành độc lập của dân tộc thắng lợi, nhưng nhân dân chưa bao giờ được giải phóng, được làm chủ vận mệnh chính trị và kinh tế của mình.
Thực tế, trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp đã không trừ một thủ đoạn nào tước đoạt mọi tư liệu sản xuất của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, biến họ thành cơng cụ để bóc lột hay thành lao động làm thuê nhằm vơ vét thật nhiều của cải. Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiện nay, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó” [74, tr. 263]. “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vơ sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp” [75, tr. 389]. Chính thực dân Pháp là nguyên nhân chính đẩy nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng cùng cực. Vì vậy, tuyệt đại đa số nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với bọn đế quốc. Mâu thuẫn này đã dẫn đến những cuộc đấu tranh quyết liệt của các giai cấp chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Như vậy, quan hệ áp bức giai cấp giữa thực dân Pháp với tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam tồn tại dựa trên sự thống trị dân tộc, dựa trên sự tồn tại của chế độ thực dân. Muốn xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột giai cấp này thì phải xóa bỏ tình trạng thống trị
về mặt dân tộc của thực dân Pháp. Nghĩa là cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam, trước hết phải là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, song trong nội dung giải phóng dân tộc phải bao hàm nội dung giải phóng giai cấp. Thực tế ở Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc thành cơng khơng chỉ đem lại độc lập cho dân tộc mà các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, kể cả giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản dân tộc cũng được giải phóng khỏi sự áp bức của thực dân Pháp. Sự nghiệp giải phóng dân tộc càng triệt để bao nhiêu thì sự nghiệp giải phóng giai cấp càng thuận lợi bấy nhiêu.
Bên cạnh đó, sự phân hóa nội bộ các giai cấp trong xã hội Việt Nam đã xuất hiện, dù chưa rõ rệt, chưa biến thành mâu thuẫn đối kháng, nhưng tính chất ngày càng gay gắt hơn. Đó là dựa vào thế lực của chính quyền thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến cũ và những địa chủ mới xuất thân từ những phần tử tay sai của chủ nghĩa thực dân, ra sức lộng hành cướp bóc tài sản của nông dân, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, biến người nông dân thành người làm cơng trên chính mảnh đất của mình. Cho nên trong cuộc đấu tranh giải phóng con người tất yếu phải thực hiện nhiệm vụ giải phóng giai cấp, xóa bỏ sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với giai cấp nông dân. Tuy nhiên, nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân sẽ được thực hiện từng bước, phục vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Làm như vậy, theo Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là qn mất lợi ích của giai cấp và cũng khơng vì thế mà làm suy giảm động lực của cách mạng. Người khẳng định: “đừng tưởng rằng chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân sẽ giảm bớt sức chiến đấu. Không, nông dân không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu mạnh hơn vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc họ cũng được hưởng nhiều quyền lợi to tát”. Người đã phê phán gay gắt sự vận dụng máy móc, cứng nhắc quan điểm đấu tranh giai cấp: “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” [78, tr. 272].
Thống nhất với quan điểm đó, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, Hồ Chí Minh chủ trương tạm gác khẩu hiệu ruộng đất và đặt vấn đề chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, việt gian chứ khơng nói đến ruộng đất của địa chủ và có đề thêm khẩu hiệu giảm tơ, giảm tức. Đặt vấn đề chia ruộng nhưng chỉ chia ruộng công, chưa phải làm cải cách ruộng đất. Cách mạng Tháng Tám thành công, Người yêu cầu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân và tay sai chia cho dân cày nghèo theo nguyên tắc dân chủ. Trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi chưa có điều kiện giải quyết ruộng đất cho nơng dân, Hồ Chí Minh cùng Đảng, Chính phủ cố gắng và kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước mang lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân. Trong vùng tự do, Hồ Chí Minh chủ trương triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian tạm cấp cho dân cày nghèo và các gia đình chiến sĩ để cải thiện đời sống. Từ tháng 12-1953, khi tình hình so sánh lực lượng cho phép, Đảng đã chủ trương phát động quần chúng tiến hành giảm tô, cải cách ruộng đất thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Đến giữa năm 1956, miền Bắc hồn thành việc xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến; nâng cao quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn.
Khi đất nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chú ý nhiều đến việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, để giải phóng mọi lực lượng sản xuất, để các thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách là chủ thể hoạt động thực tiễn. Cụ thể đối với các nhà tư sản dân tộc, Người chủ trương không lật đổ họ mà ra sức cải tạo họ, cải tạo để rồi sử dụng họ, để họ đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nước nhà. Người viết: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì giai cấp tư sản cũng được Đảng và Chính phủ giúp đỡ cải tạo, hịa mình trong nhân dân lao động, con em của các nhà tư sản cũng được đối đãi như thanh niên khác” [84, tr. 405]. Bởi lẽ bấy giờ miền Mắc đã có chính quyền dân chủ nhân dân, có khối liên minh cơng nơng, có nền kinh tế quốc doanh. Trong khi đó, giai cấp tư sản dân tộc cịn nhỏ yếu, lại bị đế quốc và phong kiến chèn ép, đã tham gia kháng chiến nên có khả năng tiếp thu chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1960, ở thành thị miền Bắc, hầu hết các hộ tư sản công nghiệp, hộ tư sản thương nghiệp và hộ vận tải cơ giới đã được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, giải phóng con người thốt khỏi áp bức giai cấp là nội dung quan trọng trong sự nghiệp giải phóng con người. Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng giai cấp được thực hiện đồng thời trong hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhưng mức độ giải phóng giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được cao hơn mức độ giải phóng giai cấp trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiều nội dung giải phóng giai cấp, giải phóng con người chưa thực hiện được trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà chỉ có thể phấn đấu thực hiện được trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vấn đề giải
phóng con người gắn chặt với vấn đề giải phóng giai cấp. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong tư duy lý luận, trở thành động lực mới to lớn cho cách mạng.