Điều kiện về văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 108 - 116)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.4. Điều kiện giải phóng con người

3.4.3. Điều kiện về văn hóa

Đời sống xã hội và nhu cầu của con người nói gọn lại chỉ có hai vấn đề: vật chất và tinh thần. Cho nên để con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện, Hồ Chí Minh u cầu khơng chỉ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất mà cịn phải phát triển văn hóa, xây dựng đời sống mới văn minh, tiến bộ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thực chất của quá trình này là “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm” [84, tr. 92] để tạo ra những giá trị văn hóa cao trong sinh hoạt đại chúng, với các quan hệ con người thanh cao ngay khi đời sống vật chất của nhân dân cịn rất khó khăn nhằm giải phóng và phát triển con người Việt Nam về mọi mặt.

Phát triển giáo dục

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, trong việc giải phóng tiềm năng con người, tạo tiền đề cho sự phát triển. Người khẳng định: “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam” [77, tr. 34], “những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”” [88, tr. 612], “một nền giáo dục làm phát triển hồn tồn năng lực sẵn có của các em” [77, tr. 34]. “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và

nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [79, tr. 208]. Thực tế cho thấy, có những đứa trẻ sinh ra có nhiều tố chất tự nhiên tốt, thể hiện một sự nổi trội về năng khiếu trên nhiều lĩnh vực, song do thiếu sự chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục - đào tạo nên những năng khiếu đó bị thui chột, khơng phát triển. Ngược lại, có những người lúc sinh ra chỉ là đứa trẻ bình thường về mọi mặt, nhưng lại được chăm sóc, ni dạy một cách đúng đắn nên các năng lực tiềm ẩn trước đây được khơi dậy và phát huy tốt. Để giáo dục làm tốt vai trị, Hồ Chí Minh cho rằng:

Thứ nhất, nội dung giáo dục phải tồn diện. Người nói: “Trong việc giáo dục và học

tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động và sản xuất” [85, tr. 647]. Trong những nội dung giáo dục, Người cho rằng, trước hết phải giáo dục chính trị tư tưởng. Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng là dạy lý luận Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục chính trị tư tưởng làm cho người học tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, vào tương lai của cách mạng. Giáo dục chính trị tư tưởng sẽ khắc phục tư tưởng lạc hậu, nâng cao tinh thần tự giác, tính tích cực của người học.

Cùng với việc tăng cường bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị và lý tưởng cách mạng, vấn đề giáo dục kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng nghề nhiệp để phát triển trí tuệ của con người cũng được Người hết sức coi trọng. Người nói: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chun mơn… trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” [88, tr. 507].

Về giáo dục đạo đức, Người yêu cầu khơng chỉ hình thành ở con người những chuẩn mực quan hệ ứng xử như là đức hạnh, mà còn là lập trường tư tưởng, ý thức giai cấp, là nhân sinh quan về thế giới quan khoa học. Mỗi người phải không ngừng phấn đấu vươn lên cái hay, cái đẹp, cái cao cả nhằm từng bước hoàn thiện bản thân, góp sức xây dựng những quan hệ xã hội mới tốt đẹp.

Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến giáo dục thể chất, sức khỏe, giáo dục thẩm mỹ cho người học.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng nội dung giáo dục toàn diện để đào tạo những con người vừa có kiến thức, có chun mơn tốt, tay nghề giỏi, làm việc có hiệu quả, có năng suất cao, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ, vừa có sức khỏe tốt. Khi con người đã phát triển một cách toàn diện, đồng đều các mặt, con người sẽ có niềm tin vào sức mạnh vĩ đại, quyết định của bản thân trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang nhằm “thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không cịn người bóc lột người, khơng cịn đói rét, mọi người đều ấm no, hạnh phúc” [85, tr. 221]. Từ đó, mỗi người tự giác, chủ động vươn lên, không ngừng hoàn thiện và nâng cao phẩm chất, năng lực mọi mặt của bản thân, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của đất nước. Đây chính là sứ mệnh thiêng liêng, là vai trò to lớn của nền giáo dục mới mà Đảng và nhân dân ta đang dày công xây đắp, vun trồng.

Thứ hai, phương pháp giáo dục phải hiện đại. Đó là phương pháp kết hợp lý luận với

thực tế, học đi đôi với hành, kết hợp chặt chẽ nhà trường với gia đình và xã hội. Phương pháp giáo dục này sẽ khắc phục sự hạn chế, phiến diện của lối học “tầm chương trích cú” và tư tưởng học “cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon mặc đẹp” [82, tr. 178]. Phương pháp giáo dục này giúp cho con người khơng những có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội mà cịn có đủ năng lực hành động để tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, tạo ra cơ hội cho sự phát triển toàn diện.

Xây dựng lối sống mới văn minh, tiến bộ

Theo Hồ Chí Minh, lối sống là một hình thức biểu hiện quan trọng của văn hóa đời sống, thể hiện trình độ phát triển văn hóa của con người. Con người có lối sống tốt đẹp, tiến bộ, văn minh cũng có nghĩa là con người có cuộc sống hạnh phúc thực sự. Vậy nên, khi đất nước vừa giành được độc lập, một trong những cơng việc Hồ Chí Minh u cầu khẩn trương thực hiện là xây dựng lối sống mới cho quần chúng nhân dân.

Lối sống mới mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng trước hết thể hiện ở lẽ sống đúng, cao đẹp. Đó là lẽ sống “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”, là “tinh thần vì nước qn mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”, “sẵn sàng đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp chung của giai cấp, của Tổ quốc”, “sống hịa bình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới”. Những lẽ sống cao đẹp được thể hiện qua nếp

sống hằng ngày của mỗi người, trở thành thói quen trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tổ chức đời sống xã hội. Đó là nếp sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, nhân ái, giản dị, khiêm tốn, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết q trọng thời gian, ít lịng ham muốn về vật chất, về chức - quyền - danh - lợi. Quan hệ với nhân dân, với bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị, giàu lòng thương yêu, quý trọng con người, đối với mình thì nghiêm túc, cầu tiến bộ, đối với người thì khoan dung, độ lượng. “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe loẹt” [78, tr. 117]. Cách làm việc phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì, thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn, chớ làm dối. Biết ham học. Trước hết là học chữ, học làm tính. Biết chữ, biết tính thì làm việc gì cũng dễ dàng hơn… Những lẽ sống và nếp sống mới cao đẹp, văn minh được hình thành sẽ giúp con người Việt Nam có đời sống văn hóa cao, tiến bộ, được hưởng hạnh phúc thực sự. Để lối sống mới được phản ánh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu:

Thứ nhất, phải có quyết tâm xây dựng lối sống mới. Bởi từ bỏ những thói quen đã

ăn sâu vào trong con người từ bao năm nay không phải là dễ, không phải bảo bỏ là bỏ được ngay. Hơn nữa, lối sống mới là thứ khơng có sẵn, khơng phải từ trên trời rơi xuống mà phải do con người bền bỉ rèn luyện hằng ngày mà càng phát triển, củng cố. Việc rèn luyện lối sống mới phải dựa trên tinh thần tự giác rèn luyện và ln có ý thức sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Thứ hai, phải đề cao tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lối sống mới, nếp sống mới

cho nhân dân; phải kiên trì vận động nhân dân tự giác tham gia xây dựng từ việc nhỏ đến việc lớn, mang tính thiết thực, hữu ích với từng đối tượng, tránh hữu danh vơ thực. Người nói: “Lúc số đơng quốc dân chưa hiểu, chưa làm đời sống mới thì tuyệt đối khơng nên bắt buộc… Đến khi đại đa số đồng bào theo đời sống mới, chỉ cịn số ít khơng theo, khun mãi cũng khơng được, lúc đó có thể dùng cưỡng bức, bắt họ phải theo” [78, tr. 126]. Cách làm này không chỉ phù hợp với hoạt động xây dựng nếp sống mới, mà cịn đúng với mọi hoạt động văn hóa, điều mà Lênin thường căn dặn các cán bộ Xơviết: Xây dựng văn hóa cách mạng cần có “chất liệu văn hóa và chất liệu con người”. Trong mọi hoạt động nếp sống mới, không thể thuyết phục người dân nếu như cán bộ văn hóa thiếu gương mẫu và thiếu tri thức. Mệnh lệnh hành chính, cưỡng bức

trong văn hóa là điều cần tránh. Ở đây địi hỏi sự tự nguyện tối đa của các quần chúng nhân dân. Điều này hoàn toàn khác với sự bng lỏng của những nhà quản lý. Có như vậy phong trào xây dựng đời sống mới mới được lâu dài, vững chắc.

Thứ ba, phải tổ chức thi đua thực hiện các phong trào xây dựng đời sống mới trong

quần chúng nhân dân, như: “đời sống mới”, “văn hóa hóa kháng chiến”, “tiếng hát át tiếng bom”, “gia đình văn hóa”, “người tốt, việc tốt”… Cách làm này từng bước thay đổi cách nghĩ, cách sống, cách làm việc cũ còn nhiều hạn chế và chống lại những thói hư tật xấu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến trước đây, đồng thời xây dựng lối sống mới văn minh, tiến bộ. Hồ Chí Minh với cuộc sống giản dị, khiêm nhường, đạo cao, đức trọng đã trở thành một tấm gương lớn cho cán bộ và nhân dân học tập, noi theo, đã thành một phong trào xây dựng đời sống mới rộng khắp trong cả nước, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng lối sống mới, xây dựng nền văn hóa mới những năm sau này.

Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là cái “gốc”, cái “căn bản” của con người. Người nói: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?” [78, tr. 292]. Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất “người”, trình độ “người”, tính “người” của một con người. Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [82, tr. 508].

Đạo đức cần cho mọi người. Nhưng đạo đức đặc biệt cần thiết cho cán bộ, đảng viên, cho những người cách mạng. Bởi theo Người, “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp cách mạng rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [84, tr. 601]. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước, không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Cịn khi gặp

thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hồn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ khơng kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng hủ hóa” [84, tr. 603]. Đạo đức cách mạng là nguồn động lực giúp cán bộ vượt qua mọi khó khăn, cám dỗ trên con đường cách mạng khơng ít chơng gai, thử thách.

Như vậy, đạo đức giữ vị trí, vai trị quan trọng đối với sự hình thành và phát triển con người toàn diện. Thiếu đạo đức con người sẽ phát triển một cách phiếm diện, què quặt, con người sẽ khơng thể làm được gì. Khơng những vậy, con người ở bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào cũng có ước vọng vươn tới chân, thiện, thiện, mỹ, hướng tới những điều tốt đẹp, cao cả. Đó là bản chất nhân văn ln tiềm ẩn trong con người. Cho nên, lúc sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đến việc định hướng, khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phấn đấu, vươn tới những giá trị đạo đức cao đẹp, khơng ngừng hồn thiện nhân cách bản thân.

Gọi là “đạo đức mới” vì theo Hồ Chí Minh, nó “khơng phải là đạo đức thủ cựu”, nó khác hẳn với đạo đức cũ. Người ví “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng khơng bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” [80, tr. 220]. Còn đạo đức cách mạng là đạo đức phục vụ cách mạng, được nảy sinh và phát triển trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người. Đó là “đạo đức mới, đạo đức vĩ đại”, đạo đức của những con người được giải phóng, con người mới.

Để đạo đức thấm sâu vào trong mỗi con người, định hướng tình cảm trong sáng và hành động tốt đẹp, nhân văn cho mỗi con người, Hồ Chí Minh yêu cầu:

Thứ nhất, xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản, cần thiết cho con người Việt

Nam là: Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; Thương yêu con người; có tinh thần quốc tế trong sáng. Mỗi nội dung định hướng những giá trị đạo đức khác nhau cho con người. Con người phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thiện nhân cách bản thân bằng việc học hỏi, tiếp thu những giá trị cao đẹp đó.

Thứ hai, thực hành đạo đức phải được diễn ra suốt cả cuộc đời con người. Đạo đức

tốt của một con người không phải cứ tự nhiên mà có, nói như Hồ Chí Minh thì nó khơng phải từ trên trời rơi xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để phát triển, củng cố, như ngọc càng ngày càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Sự tu dưỡng, rèn luyện, thực hành đạo đức là tùy thuộc vào cái tâm, vào tinh thần tự giác của con người,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về giải phóng con người luận án TS khoa học chính trị 62 31 27 01 (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)