Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
4.1. Giá trị lý luận
4.1.1. Làm phong phú thêm lý luận Mác Lênin về giải phóng con người ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ tự cho học thuyết của mình là “chân lý tuyệt đối”. Các ông đều nhấn mạnh bản chất “phê phán”, “cách mạng” và tác dụng “kim chỉ nam” của học thuyết mà các ơng đã đề ra. Lênin từng nói: “Chúng ta khơng hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho mơn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy trên, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã khơng chỉ kế thừa, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin mà cịn góp phần phát triển và làm phong phú học thuyết ấy bằng những luận điểm sáng tạo phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, với thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng xã hội mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người nói riêng khơng nằm ngồi quy luật này.
4.1.1.1. Hồ Chí Minh là người tiên phong vạch trần bản chất và tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, nhận rõ sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa
Sau nhiều năm sống ở nước ngoài, Hồ Chí Minh nhận thấy cịn nhiều người châu Âu, nhất là người dân Pháp chưa hiểu đúng bản chất của chủ nghĩa thực dân và có nhận thức khơng đúng về khả năng cách mạng của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Thực tế dưới con mắt của họ, việc các nước đế quốc đưa quân đội và công chức ra nước ngoài như là để thực hiện “sứ mệnh khai hóa văn minh”. Thậm chí giai cấp công nhân ở các nước đi chiếm thuộc địa cịn khơng hiểu, khơng quan tâm, không nhận thức chỉ thị của Lênin về nhiệm vụ “phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa”, lại giáo điều cho rằng ở các nước thuộc địa, do công nghiệp chưa phát triển nên giai cấp công nhân nhỏ bé không thể tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lênin. Họ cũng nhầm tưởng rằng: “Một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thơi. Và họ hồn tồn khơng để ý gì đến” [74, tr. 80]. Những cách hiểu không đúng này làm cho những người cộng sản châu Âu không đánh giá đúng khả năng cách mạng theo khuynh hướng vô sản của các dân tộc thuộc địa. Một thời gian dài, Quốc tế Cộng sản còn tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vơ sản chính quốc. Tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản (3- 1919), có đoạn viết: “Cơng nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri,
Bengan mà cả Ba Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân
các nước Anh và nước Pháp lật đổ được Lơít Gicgiơ và Clêmăngxơ, giành chính
quyền nhà nước vào tay mình”.
Để nhân dân thế giới hiểu đúng và có sự giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh nhận thấy phải có trách nhiệm vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa thực dân; nêu rõ những nỗi khổ mà nhân dân thuộc địa phải chịu cũng như khát vọng được giải phóng và sức mạnh tiềm ẩn trong họ. Đây không phải là việc đơn giản. Nhận thức được trách nhiệm to lớn này, ngay từ khi tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1917, Hồ Chí Minh đã tích cực và dũng cảm vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa bằng nhiều hình thức như: viết báo, viết sách, diễn thuyết, gia nhập các tổ chức của những người yêu nước... Đặc biệt từ năm 1921-1925, Người tập trung viết nhiều bài báo lên án chủ nghĩa thực dân, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cứu nước nhằm thức tỉnh đồng bào mình và các dân tộc thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Những bài báo này về
sau được sưu tập, chỉnh lý thành sách Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm
1925. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu rộng và được dư luận đánh giá là những tài liệu “có một khơng hai” về chủ nghĩa thực dân.
Trong tác phẩm, dưới ngòi bút sắc sảo của Hồ Chí Minh, bản chất và tội ác của thực dân Pháp được tái hiện một cách trực tiếp và hết sức cụ thể. Tất cả bọn tồn quyền, thống sứ, cơng sứ, bọn đội lốt tôn giáo cho đến bọn tay sai mạt hạng đủ loại… đều bị gọi tên, chỉ mặt với những tội danh, chứng cứ rõ ràng, cụ thể để mọi người thấy cái gọi là “khai hóa”, “văn minh”, “tự do”, “công lý” của nước mẹ Pháp. Công lý của nước mẹ Pháp, theo Người, “được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một
tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp đến Đơng Dương xa q, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả những người vô tội, và nhất là người vô tội” [75, tr. 99]. Sức tố cáo của tác phẩm càng mạnh mẽ hơn khi tác giả mô tả những nỗi khổ nhục của người bản xứ, nhất là nỗi khổ nhục của phụ nữ và trẻ em. Từ đó, Người khẳng định: chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc sản sinh ra bất công, đói nghèo, chết chóc ở các nước thuộc địa.
Tháng 10-1923, Hồ Chí Minh được mời tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Liên Xô với tư cách là đại biểu chính thức của nơng dân Đơng Dương. Tại Hội nghị, Người đã đọc tham luận, nêu bật bức tranh hiện thực của nông dân Đơng Dương vì nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng và nạn cho vay nặng lãi, nhất là tình trạng người dân khơng được hưởng chút tự do dân chủ nào. Sau đó, Người đưa ra hình ảnh so sánh: “Một bên là nơng dân Nga và một bên nữa là người nông dân Đông Dương. Nông dân Nga giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành, cịn nơng dân An Nam lại giống như một người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất” [74, tr. 229]; họ “không chỉ bị trói vào một chiếc cột”, mà họ cịn “bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hợp lại: Nhà nước, tên thực dân, nhà thờ và tên lái buôn”. Cuối cùng, Người kết luận: “nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn” [74, tr. 232].
Năm1924, trong bài Nông dân Bắc Phi, Hồ Chí Minh tiếp tục nêu lên nỗi thống
khổ của nông dân trong các nước thuộc địa. Người viết: “Tình cảnh nơng dân các thuộc địa đó như thế nào? Thật là khủng khiếp. Khó có thể nói được rằng ai trong số họ: người An Nam ở Đông Dương, người da đen ở Cônggô hay là Xênêgan, hay là người bản xứ ở Bắc Phi - bị bóc lột nhiều hơn.
Giữa những người ấy có một cái chung: 1 - Tất cả họ bị dồn đến tình cảnh con vật thồ.
2 - Họ khơng chỉ bị những kẻ chiến thắng bóc lột, mà cịn bị những người bản xứ bóc lột nữa” [74, tr. 279]. Và “cũng như những người anh em của họ là nông dân An Nam, nông dân châu Phi phải chịu cảnh cơ cực không thể chịu nổi, phải lao dịch liên miên và phải gánh những thứ thuế má nặng nề. Sự cùng khổ của họ không sao tả xiết” [74, tr. 308].
Như vậy, chế độ thực dân là chế độ tha hóa tàn bạo nhất. Chế độ thực dân là căn nguyên của việc đẩy xã hội thuộc địa trở thành địa ngục trần gian, người dân thuộc địa trong cảnh chết dần chết mịn. Chính sự áp bức, bóc lột vơ nhân đạo của chế độ thực dân đã làm cho nhân dân các nước thuộc địa hiểu rằng khơng làm cách mạng thì chết. Chỉ có xóa bỏ chế độ thực dân, dân tộc mới được độc lập, nhân dân mới có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là sự “thức tỉnh nơ lệ” theo quy luật có áp bức thì có đấu tranh. Nói về điều này, Người viết: “Bị đầu độc cả về tinh thần lẫn về thể xác, bị bịt mõm và bị giam hãm… Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương… Người Đông Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhưng người Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ… Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đơng Dương giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến” [74, tr. 40].
Cho nên sức mạnh và khả năng cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa là vô cùng to lớn. Họ hồn tồn có thể chủ động đứng lên, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [76, tr. 596], giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Thậm chí Người cịn khẳng định: cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vơ sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc. Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lịng tham khơng đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn” [74, tr. 48]. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Như vậy, Hồ Chí Minh là chiến sĩ tiên phong lên án chủ nghĩa thực dân và cũng là người thi hành bản án xóa bỏ chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. Đóng góp này của
Người đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động chính trị đánh giá cao. Ginbe Hađátsơ đánh giá: “Hồ Chí Minh nhà lý luận xuất sắc về chủ nghĩa thực dân và phong trào giải phóng dân tộc. Những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân là một cơng trình đồ sộ. Những suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề thuộc địa cấu thành một cơng trình độc nhất vơ song; sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến lúc đó vượt hẳn tất cả những gì mà những nhà lý luận mácxít đề cập đến” [5, tr. 63].
Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, người học trị trung thành và người kế tục xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chiến đấu khơng mệt mỏi để giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc mình và quyền độc lập, tự do cho các dân tộc khác trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành nhiều tâm sức nghiên cứu vấn đề cách mạng thuộc địa, vấn đề sống còn của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác trong thế kỷ XX. Người đã vận dụng một cách sáng tạo, làm phong phú thêm và phát triển học thuyết của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” [13, tr. 174].
4.1.1.2. Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lênin về tiến trình giải phóng con người ở một nước thuộc địa nửa phong kiến
Giải phóng con người là mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc cách mạng. Nhưng phương thức tiến hành lại tùy thuộc vào hoàn cảnh thời đại, hoàn cảnh mỗi nước mà khác nhau. Ngay cả Mác - Ăngghen - Lênin, khi vạch ra con đường cụ thể để đạt được mục tiêu này cũng có nét đặc thù riêng. Điều đó đặt ra vấn đề cho các đảng cộng sản ở các nước phải suy nghĩ, tìm tịi sáng tạo con đường đó phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà khơng phải mơ phỏng, dập khuôn, giáo điều.
Thời đại Mác - Ăngghen sống, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh phát triển với mâu thuẫn dân tộc về cơ bản đã được giải quyết trong cách mạng tư sản; mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt trong xã hội là mâu thuẫn đối kháng giai cấp. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa đế quốc bắt đầu xuất hiện nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập ở thuộc địa chưa trở thành một lực lượng, một nhân tố đe dọa đến sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Trung tâm cách mạng thế giới được xác định ở châu Âu, tương lai của các dân tộc thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Trong bối cảnh lịch sử như vậy, Mác - Ăngghen khơng có điều kiện đề cập nhiều đến vấn đề dân tộc, đặc biệt vấn đề dân tộc thuộc địa, mà nói nhiều về vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, giải phóng giai cấp và nhấn mạnh nhiều lợi ích của giai cấp vơ sản thế giới. Từ đó, các ơng đặt vấn đề tập hợp lực lượng giai cấp vô sản các nước tư bản chống giai cấp tư sản để giành chính quyền. Giai cấp vơ sản giành được chính quyền cũng đồng thời giải phóng các dân tộc bị áp bức, từ đó giải phóng lồi người. C. Mác viết: “Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người, thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc kia cũng sẽ bị xóa bỏ... Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [67, tr. 565]. Như vậy, con đường giải phóng do Mác - Ăngghen vạch ra là đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.
Bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhiều dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ latinh bị biến thành thuộc địa và trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên vật liệu cho các nước đế quốc. Vì vậy, khác với thời kỳ Mác sống, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng quốc gia độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc trở nên cấp bách. Nhận thức được đặc điểm này, trong học thuyết cách mạng của mình, Lênin khơng những kế thừa mà còn phát triển học thuyết khoa học và cách mạng của Mác - Ăngghen lên một tầm cao mới.
Lênin đánh giá rất cao cách mạng giải phóng dân tộc, đặt cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng thế giới, giúp cho cách mạng vô sản giành thắng lợi. Thậm chí Lênin cịn cho rằng: cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản ở chính quốc sẽ không thể giành được thắng lợi nếu nó khơng biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Lênin viết: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể tiến hành được dưới hình thức một thời đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong các nước tiên tiến, với cả một loạt phong trào dân chủ và cách mạng, kể cả những phong trào giải phóng dân tộc trong các nước