Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.3. Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người
2.3.1. Tìm hiểu cuộc sống của người Việt Nam dưới chế độ thuộc địa
Vào giữa thế kỷ XIX (1858), thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình phong kiến nhà Nguyễn tỏ ra bất lực, hèn kém, không cùng nhân dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược. Đến năm 1884, triều đình ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận quyền
bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo, làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Thấu hiểu những nỗi khổ ấy, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phơi bày đời sống lam lũ, vất vả của người dân An Nam. Những nỗi khổ mà người dân phải chịu đựng là:
Bị áp bức về mặt chính trị
Để thiết lập nền thống trị lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách chuyên chế cai trị thực dân. Chúng tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai đắc lực áp bức, bóc lột nhân dân. Chúng thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân bằng vũ lực. Chúng không thực hiện một thứ công lý nào ở thuộc địa, “Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm” [75, tr. 99]. Chúng tự cho mình là nhà “khai hóa văn minh”, mà khi đã là một nhà khai hóa thì có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh. Bản thân những người Pháp đến xâm lược Việt Nam cũng tự nhận thấy rằng: “Xã hội cũ An Nam tổ chức tốt như thế đã bị chúng ta phá hủy… Khắp nơi, người ta vi phạm luật lệ của người An Nam, coi thường phong tục, cướp bóc tài sản; mượn cớ đi trấn áp, nên quân lính “được thể” lại tha hồ cướp phá, giết chóc; thú tính xấu xa nhất lại hoành hành; đến cái vẻ công lý cũng
khơng cịn” [74, tr. 426]. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí
Minh tổng kết: Chế độ thực dân không chỉ là ăn cắp, giết người mà còn là một lũ dâm bạo, tàn ác không tưởng tượng nổi.
Vì vậy, đa số nhân dân Việt Nam phải sống trong kiếp đời nô lệ và quyền làm người bị chà đạp một cách nghiêm trọng. Họ chỉ được xem là những tên “Annammít”, là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, là súc vật, “bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca” [74, tr. 11]. “Mọi người dân từ 18 đến 60 tuổi, đều phải nhất luật đóng 5 đồng thuế thân” [74, tr. 433]. Họ khơng được hưởng các quyền tối thiểu của
con người như: quyền tự do tư tưởng, tự do đi lại, quyền hội họp, quyền học tập, lao động… Nhân phẩm của họ không đáng một xu. Người khẳng định: “Chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo đến thế” [74, tr. 406].
Bị bóc lột về mặt kinh tế
Ở Việt Nam, thực dân Pháp duy trì sự tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột với hai hình thức sở hữu chính: sở hữu địa chủ phong kiến và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Hai tầng lớp bóc lột đó đè nặng lên đơi vai người dân bởi những thứ thuế vô cùng nặng nề và hết sức vơ lý. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thuế má khơng những nặng oằn lưng, mà cịn ln ln thay đổi” [75, tr. 82]. Ngồi ra, để bóc lột được lợi nhuận tối đa, chính quyền thực dân cịn thi hành thủ đoạn độc quyền kinh tế và kìm hãm sự phát triển của tư sản dân tộc, kết quả tất yếu là kinh tế Việt Nam mất độc lập, phải phụ thuộc vào kinh tế “chính quốc" và phát triển một cách què quặt. Nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa: nơng dân, thợ thủ công nghèo đói, tư sản bản xứ bị chèn ép và phá sản. Đánh giá về chính sách áp bức kinh tế của thực dân Pháp, Lê Duẩn viết: “Chính sách phản động nhất của đế quốc Pháp là độc quyền kinh tế, độc quyền thương nghiệp, độc quyền cho vay và kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng lạc hậu. Do chính sách độc quyền đó, 50% nơng dân Việt Nam khơng có ruộng” [28, tr. 24]. Còn những người Pháp với tư cách là kẻ đi xâm lược cũng phải thú nhận rằng: “Chúng tôi tới đây không làm cho người An Nam giàu lên chút nào mà còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài. Cạnh tranh của người Âu đã bóp chết một số cơng nghiệp, thuế má nặng nề làm phá sản một số công nghiệp khác” [74, tr. 451].
Bị nơ dịch về mặt văn hóa - xã hội
Xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã mang đến xứ này thứ văn minh độc hại được bao bọc bởi một lớp sơn mỹ miều “Tự do, bình đẳng, bác ái” mà Hồ Chí Minh mỉa mai gọi là “Nền văn minh thượng đẳng”. Chúng bưng bít, ngăn cản mọi ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam, trong khi đó khuyến khích và phát triển tơn giáo, mê tín dị đoan, đem văn hóa phản động, trụy lạc, đồi phong bại tục nhồi sọ nhân dân An Nam. Chúng thực hiện chính sách “Làm cho dân ngu để dễ trị” - chính sách mà các nhà cầm quyền ở các nước thuộc địa ưu dùng nhất. Chúng đầu độc nhân
dân bằng rượu cồn, thuốc phiện, “cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn năm trăm đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học” [75, tr. 40]. Trường học do thực dân Pháp lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam có trình độ học vấn tốt đẹp và chân thực, không phải để mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ. Mà chúng gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Một nền giáo dục chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, “chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên u một Tổ quốc khơng phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dịng giống mình” [74, tr. 424]. Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: người dân Việt Nam đều “bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khơn nhằm nhồi sọ, đần độn hóa, khơng lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm” [74, tr. 12].
Tóm lại, bằng những căn cứ, số liệu chính xác, Hồ Chí Minh đã vạch trần, tố cáo những tội ác của thực dân phong kiến đối với nhân dân Việt Nam, cũng như chỉ ra, kể tên những nỗi khổ mà người dân Việt Nam phải chịu. Tội ác của thực dân phong kiến càng vơ nhân đạo, mất tính người bao nhiêu thì đời sống của nhân dân càng khổ cực, vất vả bấy nhiêu. Thực dân phong kiến chính là nguyên nhân gây ra mọi thảm kịch của nhân dân Việt Nam, là chướng ngại lớn nhất trên con đường phát triển của đất nước. Để xóa bỏ ách thống trị của thực dân phong kiến, đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho nhân dân, từ cuối thế kỷ XIX, các giai cấp trong xã hội đã đề xuất nhiều con đường và thực thi các giải pháp cứu nước khác nhau.
Các sĩ phu yêu nước - bộ phận ưu tú nhất, phân hóa từ giai cấp phong kiến - đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp, dựng cờ Cần Vương. Hồ Chí Minh rất khâm phục và ghi nhớ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Tơn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xn Ơn, Tống Duy Tân…, nhưng Người khơng đồng tình đường lối, giải pháp cứu nước còn “nặng cốt cách phong kiến” của họ: Đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, rồi tiếp tục duy trì chế độ phong kiến đã quá lỗi thời, bắt đầu xuống dốc từ thế kỷ XVII-XVIII. Cùng với đó là nền sản xuất nhỏ khơng tạo nên được động lực cho sự hồi sinh và phát triển của đất nước. Hơn nữa, khi đất nước bị xâm lược,
chính quyền phong kiến là chỗ dựa của thực dân Pháp để áp bức bóc lột nhân dân nên nó cũng là kẻ thù của dân tộc cần phải đánh đổ. Khi bị thực dân Pháp đàn áp dã man, những phong trào này nhanh chóng bị dập tắt.
Vượt qua ý thức hệ phong kiến bảo thủ, nhiều sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học… đã tiến lên cùng thời đại, đón nhận những lý luận chính trị, khoa học, triết học… của ý thức hệ tư sản phương Tây qua các “tân thư” của Trung Quốc, mong đem lại những “gợi ý” mới về con đường cứu nước. Phan Châu Trinh đưa ra chủ trương “mềm dẻo”, “dựa” vào Pháp, lợi dụng uy thế của Pháp để xóa bỏ chế độ phong kiến lỗi thời đang ngăn trở bước tiến của xã hội. Rồi “dựa” vào Pháp cải cách chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa đến một mức ngang với Pháp thì buộc Pháp phải cơng nhận quyền tự chủ của Việt Nam, cơng nhận bình đẳng với Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận thấy cách làm này chẳng khác gì “xin giặc rủ lịng thương”. Hơn nữa, một dân tộc có truyền thống kiên cường, bất khuất như dân tộc Việt Nam sao có thể cam chịu dựa vào kẻ thù, mong đợi ở chúng ban bố cho những cải cách? Vì vậy, đường lối và phương pháp của Phan Châu Trinh đã khơng thành cơng, mặc dù ơng là một chí sĩ u nước có uy tín và danh vọng lớn. Cịn Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật, học tập Nhật, xin viện trợ của Nhật để vận động cuộc nổi dậy đánh đuổi Pháp bằng bạo động. Sau khi giành được độc lập, xây dựng chế độ mới ở Việt Nam để mọi người được hưởng cuộc sống ấm no, được bình đẳng, tự do phát triển cá nhân, được sống trong tình
thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Tháng 11-1924, trong Truyện Phạm Hồng Thái, Phan
Bội Châu khẳng định: “Người nước ta nếu khơng nói cách mạng thì thơi, chứ nói cách mạng thì phải bắt tay vào làm cách mạng xã hội” [20, tr. 272]. Ông bước đầu xây dựng được quan hệ đồng minh với một số nước cùng cảnh ngộ trong vùng Đông Á để chống chủ nghĩa thực dân. Con đường cứu nước này thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo tích cực nhưng chỉ dưới dạng lý tưởng và lý thuyết mà chưa thực hiện được. Bởi thực tế, Nhật Bản với tấm gương duy tân, đặc biệt với chiến thắng trước qn đội Nga hồng, đã có tiếng vang lớn, nhất là đối với các dân tộc châu Á lâu nay bị đế quốc da trắng thơn tính, áp bức. Nó tạo nên ảo tưởng có thể dựa vào người anh em “đồng chủng, đồng văn” để thoát khỏi ách thống trị của đế quốc da trắng. Nhưng Phan Bội Châu cũng như nhiều người khác thời này không biết rằng Nhật Bản đã trở thành một đế quốc da vàng, có tham
vọng lớn về đất đai. Hồ Chí Minh cho rằng dựa vào đế quốc này chống lại đế quốc kia cũng nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Như vậy, do mơ hồ về giai cấp, Phan Bội Châu khơng những khơng nhìn rõ kẻ thù chính của dân tộc, mà cịn khơng nhìn thấy được ai là lực lượng nòng cốt và ai là bạn đồng minh. Một thời gian dài, ông không tập hợp lực lượng thợ thuyền và dân cày nên đã không tạo được sức mạnh to lớn để tiến hành bạo động. Phương pháp bạo động của Phan Bội Châu được hiểu một cách hạn hẹp như là những hành động quân sự đơn lẻ, có tính manh động, ám sát cá nhân, chưa phải là tiến hành vận động quần chúng, xây dựng lực lượng, tiến tới khởi nghĩa vũ trang… để giành chính quyền. Những hạn chế này đã dẫn Phan Bội Châu đến “trăm thất bại mà không một thành công”.
Thể nghiệm cuối cùng của phong trào cách mạng theo ý thức hệ tư sản là Việt Nam quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Trong cương lĩnh của tổ chức này, lý luận về nội dung xây dựng xã hội mới ở Việt Nam sau khi giành độc lập không được xác định rõ ràng, nhất quán. Bản điều lệ đầu tiên được thông qua ngày 24-12-1927 xác định: trước làm quốc gia cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Đến năm 1928, bổ sung vào điều lệ mơ hình chủ nghĩa xã hội dân chủ; đến năm 1929 lại thay bằng ba nguyên tắc của cách mạng tư sản Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái; cuối cùng lại lấy mơ hình Nhà nước Tam dân của Tôn Trung Sơn làm tôn chỉ (thực chất là thứ chủ nghĩa Tam dân đã bị Tưởng Giới Thạch cắt xén sau cuộc chính biến tháng 4-1927). Hạn chế này về sau đã được Phạm Tuấn Tài, một trong những người sáng lập Việt Nam quốc dân Đảng, phát hiện ra. Trong Di chúc, đề ngày 30-11-1936, ông viết: “Trong lúc ấy, các đồng chí khơng phân biệt hồn cảnh của mỗi giai cấp nên không định rõ giai cấp nào là chủ lực quân, giai cấp nào là phụ lực quân. Đã vậy, đảng viên là những phần tử của mọi giai cấp, địa vị và quyền lợi phức tạp, thì cố nhiên tư tưởng và chủ trương cũng lung tung, không thống nhất. Hầu hết mọi người trong đảng chỉ nhìn thấy một cái mục đích gần nhất là làm cho nước được độc lập rồi, lập nên một chế độ cơng bình và nhân đạo. Mà các ngun tắc cơng bình và nhân đạo thì khơng giải thích ở đâu hết” [Dẫn theo 157, tr. 572]. Do những hạn chế này, phong trào Việt Nam quốc dân Đảng không cắm rễ sâu trong lòng quần chúng nhân dân, cuối cùng cũng thất bại.
Tóm lại, trong hồn cảnh đất nước bị mất độc lập, người dân bị áp bức bóc lột nặng nề, nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau: khuynh hướng phong kiến, khuynh hướng dân chủ tư sản. Dù theo khuynh hướng nào, mục đích duy nhất và cuối cùng của mọi cuộc đấu tranh là nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong xã hội mới, tốt đẹp, tiến bộ. Nhưng xã hội mới đó theo con đường nào chưa được khẳng định rõ và chưa có điều kiện thành hiện thực. Đây chính là gợi ý cho Hồ Chí Minh để tìm một hướng đi mới cho dân tộc đáp ứng yêu cầu của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân.