Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.3. Lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng con người
3.3.1. Giải phóng con người là sự nghiệp của chính bản thân con người
Trong xã hội có đối kháng giai cấp và dân tộc, con người chỉ có hành động, hành động đấu tranh cách mạng mới đem lại hạnh phúc cho mình. C.Mác nói: Hạnh phúc là phải đấu tranh, khuất phục là sự đau khổ và quỵ lụy là tính xấu đáng gờm nhất.
Ph.Ăngghen cũng cho rằng: Giai cấp vô sản không chỉ là một giai cấp chịu khổ mà trước hết là giai cấp có sứ mệnh đánh đổ chế độ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội mới vì hạnh phúc con người. Còn V.I.Lênin đánh giá cao vai trò xây dựng xã hội mới của những người vô sản và nhân dân lao động. Nói chung, các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ln đánh giá cao vai trị lịch sử của quần chúng lao động là người sáng tạo ra xã hội mới bằng cách mạng. Đồng thời các ơng cũng nhận thấy: Q trình thực hiện cuộc cách mạng này sẽ tác động trở lại con người, làm cho mỗi người có khả năng phát triển đầy đủ năng lực, phẩm chất của mình.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử và kế thừa, phát huy tư tưởng truyền thống của dân tộc về vai trò của con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh khẳng định sự nghiệp giải phóng con người là sự nghiệp của chính bản thân con người. Quan điểm này luôn nhất quán trong tư tưởng và hành động của Người từ khi tìm ra con đường cứu nước cho đến
khi lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Năm 1921, trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp
thuộc địa, Người kêu gọi: “Hỡi anh em các dân tộc thuộc địa!... Anh em phải làm thế
nào để được giải phóng? Vận dụng cơng thức của C. Mác, chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em” [75, tr. 138]. Đến năm 1925, khi dịch Quốc tế ca, Người tiếp tục khẳng
định: “Việc ta ta phải gắng lo, chẳng nhờ trời phật chẳng nhờ thần linh. Cơng nơng mình cứu lấy mình, sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền” [75, tr. 502]. Năm 1927, trong tác
phẩm Đường cách mệnh, Người chỉ rõ: “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải
tự giúp lấy mình đã” [75, tr. 320]. Ý thức được tinh thần tự giải phóng, nên trong Cách mạng Tháng Tám, khi thời cơ đến, Người kêu gọi: Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, và trong cơng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người kêu gọi tinh thần “tự lực cánh sinh”. Cịn trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người kêu gọi tinh thần “đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân” [78, tr. 75]. Người đặc biệt nhấn mạnh tinh thần tự lực cánh sinh của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Một dân tộc khơng tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập” [80, tr. 445].
Tìm ra chân lý “tự lực cánh sinh”, cách mạng là sự nghiệp của chính bản thân con người, Hồ Chí Minh nhận thấy phải có trách nhiệm thức tỉnh, giác ngộ, vận động, tổ chức nhân dân đấu tranh để giải phóng mình, giải phóng dân tộc, giải phóng lồi người. Tháng 6-1923, khi viết thư từ biệt gửi các bạn cùng hoạt động để trở về nước, Người đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [74, tr. 209]. Người đã thức tỉnh hàng chục triệu quần chúng lao động, làm cho họ hiểu được nguyên nhân gây ra mọi khổ đau không phải là “do trời” hay “số mệnh” định đoạt, mà là do ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Cho nên con đường duy nhất giải phóng con người thốt khỏi mọi khổ đau khơng phải ở đâu đó bên ngồi thế giới, bên ngoài con người mà ở chính xã hội hiện thực, do chính bản thân họ định đoạt. Từ đó, mỗi người phải nhận thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất cơng và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhưng mỗi người chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vơ địch khi họ được tổ chức thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu khơng thế, quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ là một số đơng khơng có sức mạnh. Người chỉ rõ: Nhân dân chỉ vô địch khi được thức tỉnh, giáo dục và tổ chức. Thất bại của các phong trào yêu nước trước đây đã chứng minh rất rõ vấn đề này. Vì vậy, ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo; phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Đó là các hội ái hữu hay hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn… Bao trùm tất cả các hội là Mặt trận dân tộc thống nhất, nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi con dân nước Việt, không phải chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước.
Để mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tạo thành sức mạnh vô địch trong Mặt trận dân tộc thống nhất, Hồ Chí Minh đã khai thác những điểm chung về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp. C. Mác từng nhấn mạnh: “Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” [67, tr. 109]. Cịn Lênin cho rằng, khơng phải chỉ
bằng cách dựa vào nhiệt tình, dù là nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ đại sinh ra mà phải biết khuyến khích lợi ích cá nhân, khơng như thế không thể dẫn dắt được hàng chục triệu người đi trên một con đường chung. Lợi ích đầu tiên được Người chú ý là lợi ích tinh thần, là mong muốn dân tộc được độc lập. Nói về điều này, Người viết: “Cuộc cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa là cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ. Để đưa cuộc cách mạng đó đến thắng lợi, có thể và cần phải thành lập một mặt trận dân tộc rộng rãi, đoàn kết tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa” [84, tr. 171]. Thực tế lịch sử thời dựng nước và giữ nước đã chứng minh trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, mọi người Việt Nam đều đặt quyền lợi tối cao của Tổ quốc, lợi ích sống cịn của dân tộc lên trên hết, thậm chí chấp nhận hy sinh quyền lợi riêng để thực hiện quyền lợi chung.
Bên cạnh việc đề cao điểm chung về lợi ích tinh thần, Hồ Chí Minh cũng không xem nhẹ hay bỏ qua điểm chung về lợi ích vật chất của các giai cấp. Lợi ích vật chất chính là “chất keo” gắn kết mọi thành viên trong xã hội. Lợi ích vật chất lớn nhất mà cả dân tộc Việt Nam đang hướng tới là ruộng đất, cơm áo, cuộc sống ấm no. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh và Đảng đã thực hiện một loạt chính sách kinh tế đem lại lợi ích thiết thân cho người lao động: xóa bỏ nhiều thứ thuế bất hợp lý từ thời Pháp thuộc, thực hiện giảm tô, chia ruộng đất của thực dân Pháp và bọn Việt gian cho nông dân, rồi tiến lên thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa để người lao động được làm chủ nhà máy, xí nghiệp... Người cho rằng, chính sách của Đảng và Chính phủ là “phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa… Có như thế, dân chúng mới đồn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh giết giặc” [77, tr. 258-259].
Như vậy chỉ hành động cho cái chung mới huy động được đông đảo mọi người dân tham gia, mới làm cho họ đem hết nhiệt tình, thậm chí chấp nhận hy sinh, chấp nhận thua thiệt về lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh đã dựa trên những điểm chung đó để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giải quyết căn bản vấn đề lực lượng cho cách mạng Việt Nam.
Quan điểm giải phóng con người là sự nghiệp của chính bản thân con người của Hồ Chí Minh là một tư tưởng hồn tồn mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nó khơng hề phủ nhận hay xem nhẹ vai trò của cá nhân anh hùng. Nó cũng khơng trơng chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài như cách làm của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Nó chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử phù hợp với truyền thống, lịch sử của dân tộc Việt Nam và
đã được thực tiễn lịch sử chứng minh hoàn toàn đúng.