Thang đo tác giả thực hiện trong đề tài là thang đo Likert với 5 mức độ (rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, rất đồng ý). Vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Smith, Kendall và Hullin (1969). Bảng hỏi được thiết kế dựa vào thang đo của các nghiên cứu trước
đây và đã được kiểm định ở các môi trường du lịch khác nhau trong và ngoài nước. Đặc biệt, những thang đo này đã được nhóm nghiên cứu thử nghiệm và kiểm định thông qua các nghiên cứu tại các điểm du lịch quan trọng trong nước như: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Khương, Ân, và Uyển, 2016), và Thành Phố du lịch Vũng Tàu (Khương và Trinh, 2015).
Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến ý định quay trở lại thì thang đo Likert đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.
Thang đo trong đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến TP.HCM của khách du lịch quốc tế được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ở chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại được đánh giá thông qua các tiêu chí với 9 nhân tố chính và 49 biến. Các ký hiệu tác giả sử dụng như sau: (1) Hình ảnh điểm đến ký hiệu là DESIMA, (2) Môi trường tự nhiên và xã hội ký hiệu là NANEN, (3) Cơ Sở hạ tầng và sự tiếp cận ký hiệu là IA, (4) Văn hóa, lịch sử và nghệ thuật ký hiệu là CULHIS, (5) Các hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ký hiệu là ENTER, (6) Ẩm thực địa phương ký hiệu là CUIS, (7)An toàn và an ninh ký hiệu là SASE, (8) Những yếu tố trở ngại ký hiệu là NAT, (9) Giá cả ký hiệu là PRICE.