II. Công nghiệp và
3.4.1.1 Nhà nước hỗ trợ chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của DNN
yêu cầu phát triển của DNNVV
- Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các Bộ, Ngành, các cơ quan ngang Bộ, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung tâm dạy nghề, theo hướng gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và ý thức trách nhiệm; đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực để tiếp cận chuẩn quốc tế và chuẩn khu vực về kỹ năng nghề, cần thực hiện ký kết các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, trao đổi chuyên gia; khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng thực hành và khả năng tìm kiếm việc làm của các học viên sau khi tốt nghiệp...
- Thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực: đặc biệt tăng cường đào tạo cán bộ quản lý DNNVV nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng, phong
cách làm việc của họ, để họ sẽ biết cách lập kế hoạch tương lai cũng như biết cách thiết lập các mục tiêu chung cũng như mục tiêu chi tiết hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đào tạo có tác động tốt nhằm khích lệ các nhà quản lý nỗ lực hơn để thực hiện giúp doanh nghiệp có cơ hội tồn tại và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, khi xây dựng được kế hoạch kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong vay vốn ngân hàng. Rất nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhưng khơng biết cách lập hồ sơ vay vốn trong đó có cả việc khơng lập được bản xây dựng kế hoạch kinh doanh nên đã không thể vay được vốn… Đồng thời, cũng cần chú trọng đào tạo nghề để có một đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có tay nghề. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề,....
- Thực hiện xã hội hóa cơng tác đào tạo nhằm thu hút nguồn lực, đa dạng hóa loại hình đào tạo; khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mở các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV. Củng cố, sắp xếp lại và đầu tư các trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề của địa phương.
- Thành lập Quỹ phát triển nguồn nhân lực đối với DNNVV: để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, nhà nước cần nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu của Quỹ phát triển nguồn nhân lực nhằm để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tăng khả năng làm việc, cải thiện tác phong làm việc cho người lao động.
- Phát triển thị trường lao động: Nhà nước cần có những biện pháp để phát triển hệ thống thơng tin thị trường lao động như hồn thiện khung luật pháp, chính sách về hệ thống giao dịch thị trường lao động, khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, khuyến khích chủ DNNVV, người lao động tham gia giới thiệu việc làm, tạo kết nối đồng bộ để có thể bao quát được tình hình cung-cầu lao động, đặc biệt là cầu lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hồn thiện khung pháp luật, chính sách về quan hệ lao động. Bộ Luật lao động cần có những
qui định bảo vệ quyền lợi của các chủ doanh nghiệp, có những chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm của người lao động tự ý bỏ việc hoặc thôi việc. Tăng cường sự tham gia của đại diện lao động và chủ sử dụng lao động vào q trình xây dựng chính sách về lao động và phát triển thị trường lao động.