Nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhà quản lý DNNVV về hệ thống KSNB và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 101)

II. Công nghiệp và

3.4.2.4 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhà quản lý DNNVV về hệ thống KSNB và quản trị rủi ro

KSNB và quản trị rủi ro

Nhận thức của các nhà quản lý cấp cao hoặc bản thân chủ đầu tư của doanh nghiệp về rủi ro sẽ đóng vai trị quyết định thành bại trong việc tổ chức và thực hiện hệ

thống KSNB trong doanh nghiệp. Nếu họ hiểu biết và nhận thức đầy đủ về rủi ro thì vấn đề về rủi ro sẽ ln được đặt ra trong mỗi quyết định mà họ đưa ra và việc triển khai thực hiện các quyết định đó đều gắn liền với việc nhận diện, đánh giá và các biện pháp ứng phó đối với các rủi ro có thể phát sinh. Và đây là tiền đề cho một hệ thống KSNB hoàn chỉnh sẽ được xây dựng nhằm để kiểm sốt các rủi ro đó, ngược lại nếu người quản lý không đánh giá đầy đủ các rủi ro hoặc khơng có đủ hiểu biết về KSNB thì hệ thống KSNB khơng thể giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh.

Nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của nhà quản lý về rủi ro và tầm quan trọng trong việc thiết lập các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro xảy ra ở mức độ thấp nhất, người quản lý cấp cao tại doanh nghiệp cần thực hiện những việc sau:

- Nhà lãnh đạo cấp cao cần có quan điểm và xác định một triết lý rõ ràng về rủi ro, chẳng hạn không bán những sản phẩm không đúng chất lượng hoặc tuyệt đối tuân thủ luật pháp, quan điểm rõ ràng, minh bạch trong việc chấp hành kê khai và nộp thuế… Điều này giúp cho những nhân viên cấp dưới trong khi thực hiện nhiệm vụ gặp sự cố rủi ro phát sinh sẽ có các biện pháp xử lý các rủi ro này một cách có định hướng, xác định được đâu là rủi ro có thể chấp nhận đâu là rủi ro có mức trọng yếu qua đó sẽ có hướng đề xuất cho cấp trên để ra những quyết định đúng trong việc ứng phó với rủi ro này (như tìm cách giảm bớt rủi ro, chuyển giao rủi ro, né tránh rủi ro, hay chấp nhận rủi ro). Mặt khác, sự minh bạch này cũng giúp cho việc quản lý rủi ro được thực hiện thuận lợi hơn thông qua so sánh với những chuẩn giá trị, tiêu chí rõ ràng để đánh giá giữa các nhân viên với nhau.

- Kể cả các nhà quản lý lẫn chủ đầu tư phải tuyệt đối chấp hành các quy định và làm gương cho nhân viên cấp dưới noi theo. Các quy định, triết lý sẽ khơng cịn phát huy tác dụng nếu bản thân nhà quản lý trong doanh nghiệp không tuân thủ hoặc tạo ra sự nghi ngờ cho các nhân viên cấp dưới. Vì vậy, những người quản lý phải làm gương trong việc thực hiện lời nói ln đi đơi với việc làm. Điều này đảm bảo cho các quy định được tuyệt đối tuân thủ và tạo nên văn hố của doanh nghiệp.

- Thường xun đơn đốc, nhắc nhở và kiểm tra giám sát việc thực hiện các thủ tục kiểm sốt, các chính sách mà doanh nghiệp đã đề ra. Điều này có tác dụng nhắc nhở các nhân viên ý thức thực hiện các quy định về kiểm sốt, vừa có tác dụng răn đe những hành động mang tính cố ý của nhân viên có thể làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp. Mặt khác, thơng qua q trình kiểm tra giám sát, người quản lý cũng có thể phát hiện được những yếu kém, khiếm khuyết của hệ thống để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời.

- Tiếp cận những kiến thức về rủi ro và KSNB một cách nghiêm túc và khoa học, chẳng hạn trong việc nhìn nhận vấn đề rủi ro phải có một cách nhìn tổng thể, các yếu tố và quy trình KSNB thơng qua nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham gia các hội thảo chuyên đề hoặc các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, người quản lý xem xét hết các rủi ro tác động đến doanh nghiệp và xây dựng được hệ thống KSNB hiệu quả phù hợp với đặc thù và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua chương 3, tác giả đã nêu tầm quan trọng trong việc cần phải hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, cũng như đưa ra phương hướng và ngun tắc hồn thiện để qua đó đề xuất một số giải pháp cụ thể đi sâu vào giải quyết các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc hệ thống kiểm sốt nội bộ của từng loại hình doanh nghiệp (Nhỏ và Vừa) nhằm giúp các doanh nghiệp Nhỏ và Vừa có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể lựa chọn để áp dụng để từng bước hồn thiện hơn hệ thống kiểm sốt nội bộ trong doanh nghiệp mình. Qua đó, giúp các doanh nghiệp này sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đề ra.

Để các DNNVV xây dựng được hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động hữu hiệu thì đây khơng chỉ là nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp mà cịn cần phải có sự hỗ trợ từ các nhân tố, yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự hỗ trợ và tác động từ phía nhà nước. Qua chương 3, tác giả cũng nêu ra một số giải pháp từ phía nhà nước nhằm kết hợp với các giải pháp từ phía doanh nghiệp để cùng phối kết hợp góp phần hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các DNNVV.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng mở ra cho các doanh nghiệp nước ngoài nhiều cơ hội đến Việt Nam đầu tư nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp này, đặc biệt là các DNNVV. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải tự vươn lên bằng chính sức lực của bản thân mình. Trong những năm qua, DNNVV có vốn FDI phát triển nhanh và có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thử thách, KSNB giúp cho các nhà quản lý có đầy đủ các thơng tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình mà từ đó ra các quyết định quản lý hạn chế rủi ro, đảm bảo kinh doanh có lãi và phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống KSNB trở thành một yêu cầu cấp thiết, mang tính thời sự đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV có vốn FDI nói riêng. Các doanh nghiệp cần hiểu biết rõ về hệ thống KSNB và vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ, luận văn đã đạt được những mục tiêu sau:

- Làm rõ sự phát triển của hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO năm 1992.

- Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hiện tại của các DNNVV có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ cho từng loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhỏ và doanh nghiệp Vừa) có vốn FDI.

Bên cạnh đó, luận văn cũng khơng tránh được những hạn chế như cỡ mẫu chưa đủ khái quát để đưa ra những kết luận đầy đủ và chưa thiết lập được tiêu chuẩn DNNVV nên luận văn tạm dùng Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ làm cơ sở xác định.

Hồn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng cần sự hỗ trợ từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự tác động của Nhà nước. Qua các đề xuất trong chương 3, tác giả hy vọng rằng doanh nghiệp và Nhà nước sẽ có những tác động cần thiết để hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp này ngày càng hồn thiện hơn.

Trong q trình thực hiện, tác giả được sự hướng dẫn tận tình của NGƯT. TS. Phạm Châu Thành, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và người thân, với sự nỗ lực của bản thân, Luận văn này là cơng trình nghiên cứu cụ thể và là tâm huyết của tác giả trong q trình đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB tại các DNNVV có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, Luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của q thầy cơ giáo để luận văn được hồn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 95 - 101)