Đánh giá hệ thống kiểm soát của các DNNVV có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

II. Công nghiệp và

2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát của các DNNVV có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

ngồi ở Việt Nam.

Qua thực tế tìm hiểu về hệ thống kiểm soát ở các doanh nghiệp có vốn FDI, nhận thấy rằng: các DNNNV có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có đến ba chế độ kiểm soát trong doanh nghiệp, mà KSNB vẫn đóng vai trị chủ yếu bao trùm lên hai chế độ kiểm sốt cịn lại, cụ thể:

Thứ nhất là sự kiểm sốt của kiểm tốn viên độc lập do một cơng ty kiểm toán

độc lập thực hiện. Việc định kỳ phải được kiểm toán tùy thuộc theo sự yêu cầu của cơ quan chính quyền, tổ chức tài chính, người ký kết hợp đồng, các chủ nợ, thành viên hội đồng quản trị... Mục đích là để kiểm tốn viên độc lập bên ngồi đưa ra ý kiến của họ về tính trung thực, và hợp lý đối với những nguyên tắc kế toán đã được thể hiện trong sổ sách và BCTC của công ty, cũng như kết quả hoạt động, khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Tuy nhiên, phần nhiều công ty kiểm toán độc lập khi kiểm tra các DN nhỏ với mức phí thấp thì chất lượng cơng việc thực hiện và ý kiến nêu lên trên báo cáo kiểm tốn cũng có phần bị hạn chế không đáp ứng được như mong đợi của các bên thứ ba cần thơng tin từ việc đưa ra ý kiến đó.

Thứ hai là kiểm sốt mức độ hồn thành kế hoạch bằng việc thiết lập ngân sách

hàng năm. Ngân sách bao gồm thu lẫn chi và nó là kế hoạch lời lãi của DN. Cách lập ngân sách có thể tóm tắt như sau: các bộ phận trong DN phải tự mình lên kế hoạch công việc cho năm tới trong phạm vi chức năng và dựa theo một số hướng dẫn của DN đưa ra. Khi thực hiện hoàn thành họ chuyển đổi các hoạt động thành tiền và do đó thành số thu của bộ phận. Mặt khác, khi thực hiện kế hoạch họ cũng cần mua vật liệu, trả lương cho nhân viên, điện nước... trở thành số chi của bộ phận. Ngân sách thu chi của từng bộ phận được ban lãnh đạo xem xét và chấp thuận. Vì hoạt động của các đơn vị đã được chuyển hóa thành tiền, nên khi mua nguyên liệu hay lúc trả lương sẽ được

ghi nhận trong sổ sách kế toán, như là một thủ tục kiểm soát hàng ngày. Dựa trên số thu và chi của từng bộ phận hay của tồn cơng ty, nhà quản lý có thể biết được kế hoạch đề ra đã được thực hiện tới mức nào. Ngân sách cũng là một công cụ kiểm soát việc đạt kế hoạch.

Và thứ ba là kiểm soát nội bộ, chúng ta nhận thấy phần lớn trong các DNNVV

có vốn FDI hiện nay, nhìn chung đều có thiết lập hệ thống KSNB, đánh giá cụ thể theo 5 nhân tố cấu thành: Môi trường kiểm sốt; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm sốt; thơng tin và truyền thông; giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)