COSO 1992 nhìn nhận sự kiện tiềm tàng là những sự kiện đe dọa đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. COSO 2004 xem sự kiện tiềm tàng là sự kiện có khả năng tác động đến việc thực hiện mục tiêu, không phân biệt là rủi ro hay cơ hội. Điều này cho thấy COSO 2004 xem xét hết các tình huống từ đó có thể tối đa hố việc tạo lập giá trị cho mọi tình huống trong tương lai. Ngoài ra, COSO 2004 cũng xem xét các sự kiện tiềm tàng cụ thể và hệ thống hơn so với KSNB, cụ thể như sau:
F Sự kiện tiềm tàng: là biến cố bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị
ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Một sự kiện có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đơn vị và có thể cả hai.
F Các yếu tố ảnh hưởng: khi xem xét các sự kiện tiềm tàng cần xác định các
gồm các yếu tố bên ngồi như: mơi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, các yếu tố chính trị, xã hội,… và các yếu tố bên ngoài như: cơ sở vật chất, nhân sự, các chu trình,…
F Sự tương tác lẫn nhau giữa các sự kiện: các sự kiện liên quan đến đơn vị thường không xuất hiện độc lập mà có sự tương tác lẫn nhau. Một sự kiện xuất hiện có thể tạo ra, tác động đến một sự kiện khác và các sự kiện có thể xuất hiện đồng thời.
F Phân biệt cơ hội và rủi ro: sự kiện tiềm tàng nếu xuất hiện sẽ tác động tiêu cực hoặc tích cực đến đơn vị hoặc tác động cả hai. Nếu sự kiện có tác động tiêu cực, đe dọa nguy cơ đạt được mục tiêu của đơn vị, thì địi hỏi đơn vị phải đánh giá rủi ro và phản ứng với rủi ro. Nếu sự kiện có tác động tích cực đến đơn vị, làm thuận lợi việc thực hiện mục tiêu của đơn vị hoặc tạo giá trị cho đơn vị, thì phải được xem xét trở lại đối với các chiến lược đã được xây dựng.