Xây dựng hệ thống lý luận KSNB phù hợp với các DN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 88)

II. Công nghiệp và

3.4.1.4 Xây dựng hệ thống lý luận KSNB phù hợp với các DN ở Việt Nam

Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm, đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhiều tổ chức và hiệp hội nghề nghiệ cũng đã được ra đời và hình thành. Tuy nhiên, Nhà nước cũng như các tổ chức, hội nghề nghiệp chưa ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về KSNB một cách đầy đủ và hệ thống để áp dụng riêng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo như đã trình bày ở chương 1, Báo cáo COSO 1992 là một hệ thống lý luận về KSNB hoàn thiện và đối tượng của COSO hướng đến là các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, nên khi vận dụng COSO vào Việt Nam thì phát sinh nhiều điểm khơng phù hợp. Trong khi, các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam với phong cách, triết lý quản lý điều hành doanh nghiệp lại mang nhiều bản sắc riêng của nhiều quốc gia có vốn đầu tư chứ khơng riêng gì Hoa Kỳ (hiện số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng), hơn nữa các doanh nghiệp này với quy mơ nhỏ hơn, tâm lý, văn hóa người lao động của người Việt Nam khác… nên khi vận dụng bộ cơng cụ COSO để phân tích và đánh giá thì cần phải có những sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

Để các nhà quản lý DN có trách nhiệm hơn trong việc thiết lập hệ thống KSNB và đưa nó vào vận hành một cách hữu hiệu thì bản thân các nhà quản lý phải hiểu rõ vai trò, tác dụng và sự cần thiết của nó trong mỗi DN. Điều này đòi hỏi các nhà lập pháp ở Bộ, Ban ngành, Viện nghiên cứu đặc biệt là Bộ Tài chính cần phải tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng KSNB ở các nước tiên tiến cũng như các nước có đặc thù về cơ chế, văn hóa doanh nghiệp... gần tương tự như Việt Nam để từ đó xây dựng một hệ thống lý luận phù hợp với thực tiễn Việt Nam, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi đến từng DN, nhất là các DNNVV, tránh để tồn tại tình trạng chưa rõ ràng về lý luận và áp dụng tự phát, khơng có một hệ thống, quy chuẩn như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 88)