Cách thức thu thập, xử lý dữ liệu và đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM đến năm 2020 (Trang 43 - 48)

động quản trị kênh phân phối

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước đó là thu thập dữ liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp. Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ bao gồm thảo luận tay đôi và tiến hành phỏng vấn thử, sau đó điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối rồi tiến hành nghiên cứu chính thức. Từ dữ liệu thu được sau khi khảo sát, tác giả tiến hành đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, thống kê mô tả để xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các yếu tố. Sau đó, tác giả sẽ phân tích thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối của Công ty CPDP Imexpharm.

2.2.2. Phương pháp thu thập và cỡ mẫu

Để phân tích thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty CPDP Imexpharm ngồi những dữ liệu thứ cấp của cơng ty thì tác giả cịn kết hợp với việc khảo sát lấy ý kiến các đại lý tại khu vực Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2018.

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thu thập chủ yếu từ các báo cáo, đề án, bản tin và chiến lược Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm giai đoạn 2015 đến 2017.

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng tiến hành khảo sát thu thập thông tin, đối tượng khảo sát bao gồm các đại lý hiện tại mà công ty phân phối trực tiếp tại Tp.HCM bao gồm:

- Kênh OTC: Các nhà thuốc, các phòng khám. - Kênh ETC: Các bệnh viện.

Theo Hair và cộng sự (2006) kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tức là một biến đo lường cần tối đa 5 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với 30 biến quan sát thì kích thước mẫu dự tính là 30*5 = 150 trở lên.

Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger (2006) thực hiện cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể.

Số lượng đại lý kênh OTC và ETC (tính đến tháng 12 năm 2017) lần lượt là 819 đại lý và 55 đại lý. Với phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất, kích thước mẫu mà tác giả lựa chọn là 200 mẫu. Trong đó, lấy tỷ lệ giữa 02 nhóm đại lý là: Nhóm đại lý kênh OTC (nhà thuốc, phịng khám) là 193 và nhóm đại lý kênh ETC (bệnh viện) là 07.

2.2.3. Xử lý dữ liệu và đánh giá độ tin cậy của thang đo

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0. Nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp phân tích sau:

Đo lường độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Phương

pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế các biến không cần thiết trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên có thể chấp nhận được về độ tin cậy.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang

đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại các biến không đủ độ tin cậy. EFA là phương pháp giúp chúng ta đánh giá được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của đo lường, đồng thời giúp chúng ta rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập hợp f biến có ý nghĩa hơn (f < k). Điều kiện sử dụng EFA dùng để kiểm định KMO là chỉ số so sánh độ lớn của hệ số tương quan của các biến riêng lẻ so với tổng hệ số tương quan. KMO càng gần 1 thì càng tốt, tối thiểu KMO phải lớn hơn 0.5; mức chấp nhận nên từ 0.6 trở lên.

Thống kê mô tả: Tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của 06 thành phần

và các biến trong 06 thành phần sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích thực trạng và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối của

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm.

2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Mẫu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thơng qua hình thức gửi bảng khảo sát trong 04 tuần. Để đạt kích cỡ mẫu 200, 260 bảng câu hỏi đã được phát ra để khảo sát. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và có nội dung mơ tả thống kê như sau:

Về giới tính: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 116 nữ (chiếm 58 %) và 84

nam (chiếm 42 %).

Về kênh phân phối: Kênh phân phối OTC (nhà thuốc, phịng khám) có 193

người trả lời (chiếm 96.5%), kênh ETC (bệnh viện) có 7 người trả lời (chiếm 3.5%).

Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 2.2 Kết quả xử lý đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha

Khái niệm Số biến quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan-biến tổng nhỏ nhất

Cấu trúc kênh phân phối 5 0.805 0.396 (CT5) Khuyến khích các thành viên trong

kênh 6 0.929 0.702 (KK1)

Đánh giá các thành viên trong

kênh 3 0.709 0.344 (ĐG1)

Xung đột trong kênh phân phối 4 0.785 0.561 (XĐ4) Dòng chảy trong kênh phân phối 6 0.906 0.588 (DC5) Chính sách marketing của cơng ty 6 0.861 0.595 (CS4)

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả)

Sau khi sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để tính hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho các thành phần của các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối như sau:

Thành phần cấu trúc kênh phân phối: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.805,

yếu tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là CT5 = 0.396, hệ số cao nhất là CT1 = 0.855. Mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của CT5 = 0.826 là cao hơn 0.805. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại cũng khá cao (0.805) nên không cần loại biến CT5. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần khuyến khích các thành viên trong kênh: có hệ số Cronbach’s

Alpha là 0.929, đây là hệ số có độ tin cậy khá cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 06 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là KK1 = 0.702, hệ số cao nhất là KK5 = 0.937. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.929. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần đánh giá các thành viên trong kênh: có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.709, đây là hệ số có độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 03 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là ĐG1 = 0.344, hệ số cao nhất là ĐG3 = 0.657. Mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của ĐG1 = 0.820 là cao hơn 0.709. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại cũng khá cao (0.709) nên không cần loại biến ĐG1. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần xung đột trong kênh phân phối: có hệ số Cronbach’s Alpha là

0.785, đây là hệ số có độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 04 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là XĐ4 = 0.561, hệ số cao nhất là XĐ3 = 0.624. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.785. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ ngun cho phân tích EFA.

Thành phần dịng chảy trong kênh phân phối: có hệ số Cronbach’s Alpha

là 0.905, đây là hệ số có độ tin cậy khá cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 06 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là DC5 = 0.588, hệ số cao nhất là DC6 = 0.925. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.905. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ

nguyên cho phân tích EFA.

Thành phần chính sách marketing của cơng ty: có hệ số Cronbach’s Alpha

là 0.861, đây là hệ số có độ tin cậy khá cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 06 biến đo lường nhân tố này đều đạt chuẩn (lớn hơn 0.3), hệ số nhỏ nhất là CS4 = 0.595, hệ số cao nhất là CS3 = 0.848. Các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0.861. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.

2.2.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định EFA

Chỉ số KMO là 0.816 (>0.5) chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA thích hợp để sử dụng trong phân tích này và thống kê Chi-square của Kiểm định Bartlett đạt giá trị 3917.085 với mức ý nghĩa 0.000 do đó các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

Tổng phương sai trích được là 66.94% thể hiện rằng 06 nhân tố rút ra giải thích được gần 67% biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue là 1.811 (Phụ lục). Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.

Kiểm tra trên bảng Rotated Component Matrix, các biến quan sát đều có hệ số factor loading lớn hơn 0.5 để tạo giá trị hội tụ và khác biệt hệ số factor loading của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt.

Từ kết quả phân tích EFA của các biến độc lập (phụ lục), ta có thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị kênh phân phối có 06 thành phần và 30 biến quan sát trong đó:

Nhân tố thứ 1 gồm 06 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

“Khuyến khích các thành viên trong kênh” nên vẫn gọi nhân tố này là “Khuyến khích các thành viên trong kênh”.

Nhân tố thứ 2 gồm 06 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

“Dòng chảy trong kênh phân phối” nên vẫn gọi nhân tố này là “Dòng chảy trong kênh phân phối”.

Nhân tố thứ 3 gồm 06 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

marketing của công ty”.

Nhân tố thứ 4 gồm 05 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

“Cấu trúc kênh phân phối”, nên vẫn gọi nhân tố này là “Cấu trúc kênh phân phối”.

Nhân tố thứ 5 gồm 04 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

“Xung đột trong kênh phân phối”, nên vẫn gọi nhân tố này là “Xung đột trong kênh phân phối”.

Nhân tố thứ 6 gồm 03 biến quan sát, các biến quan sát đều thuộc nhân tố

“Đánh giá các thành viên trong kênh”, nên vẫn gọi nhân tố này là “Đánh giá các thành viên trong kênh”.

Như đã trình bày, kết quả kiểm định Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có 06 thành phần rút trích từ EFA, đồng thời qua đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha cho các thành phần rút trích đều được đảm bảo về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM đến năm 2020 (Trang 43 - 48)