2.3. Kết quả phân tích thang đo
2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha
Thành phần của các biến đưa vào nghiên cứu cần được kiểm tra xem biến nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm nghiên cứu và những biến nào khơng. Điều này liên quan đến hai phép tính tốn là tương quan giữa bản thân các biến với nhau và tương quan của điểm số của từng biến đối với điểm số của toàn bộ các biến cho một người trả lời. Và hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), nếu một biến có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0,3 thì đạt yêu cầu và hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6 được coi là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy, có thể đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Vì vậy phương pháp này giúp ta loại bỏ được những biến không phù hợp và hạn chế những biến không tốt trong mơ hình.
Kết quả kiểm định Cronbach alpha của các thang đo trong bài nghiên cứu như sau (Chi tiết phụ lục 4A):
Đầu tiên là thang đo tin cậy: gồm có 4 biến quan sát là TC1, TC2, TC3, TC4.
Hệ số Cronbach alpha của nhân tố tin cậy là 0,802 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) (Corrected Item-Total Correlation) của TC1, TC2, TC3, TC4 đều lớn hơn 0,3. Vậy, các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Tiếp đến là thang đo đáp ứng: gồm có 7 biến quan sát là DU1, DU2, DU3, DU4,
DU5, DU6, DU7. Hệ số Cronbach alpha của thang đo đáp ứng là 0,824 > 0,6. Hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) của biến DU6 là 0,182 < 0,3 nên biến DU6 không
đạt u cầu, cịn lại cả 6 biến đều có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0,3. Sau khi loại biến DU6, ta tiến hành chạy lại lần 2.
Lúc này, hệ số Cronbach alpha là 0,87 > 0,6 và các biến DU1, DU2, DU3, DU4, DU5, DU7 có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) đều lớn hơn 0,3 nên các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Kế đến là thang đo năng lực phục vụ: gồm có 4 biến quan sát là NLl, NL2, NL3,
NL4. Hệ số Cronbach alpha là 0,808 > 0,6. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0,3 nên các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Tiếp theo là thang đo đồng cảm: gồm có 4 biến quan sát là DC1, DC2, DC3,
DC4. Hệ số Cronbach alpha của thang đo đồng cảm là 0,755 > 0,6. Biến DC1 có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) là 0.207 < 0,3. Ta loại biến DC1, chạy lần 2.
Lúc này, hệ số Cronbach alpha là 0,858 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) của 3 biến DC2, DC3, DC4 lớn hơn 0,3 nên các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Với thang đo phương tiện hữu hình: gồm có 5 biến quan sát là PTl, PT2, PT3,
PT4, PT5. Hệ số Cronbach alpha là 0,884 > 0,6. Cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0,3 nên các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Cuối cùng là thang đo sự hài lòng của KHDN VVN vay vốn: gồm có 3 biến
quan sát là HL1, HL2, HL3. Hệ số Cronbach alpha là 0,814 > 0,6. Cả 3 biến này đều có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) lớn hơn 0,3 nên các biến đều thỏa và được giữ lại để chạy trong các bước sau.
Như vậy, trong 24 biến quan sát, có 2 biến bị loại là: DU6 và DC1. Còn lại 22 biến đạt yêu cầu về đánh giá Cronbach alpha nên sẽ được đưa vào phân tích bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA.