2.1. Giới thiệu về VietinBank và VietinBank Chi nhánh Bình Phước
2.1.3.1. Huy động vốn
Cùng với việc kịp thời ban hành những chính sách lãi suất huy động vốn cạnh tranh, tình hình huy động vốn đã có những chuyển biến tích cực trong thời gian qua, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ khách hàng.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của VietinBank Bình Phước từ năm 2012 - 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Nguồn vốn huy động theo tiền tệ
VND 1.945 2.018 2.304 2.826 3.289
Ngoại tệ 86 62 61 69 64
Nguồn vốn huy động theo cơ cấu nhóm khách hàng
KHDN lớn 583 536 619 670 680 KHDN VVN 75 145 179 348 279 KH bán lẻ 1.204 1.215 1.416 1.550 1.786 Tiền gửi khác 169 106 58 215,6 460 ATM 78 93 110,6 148 Tổng 2.031 2.080 2.365 2.895 3.353
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank Bình Phước từ năm 2012 - 2016) Theo bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2016 là 3.353 tỷ đồng, tăng 458 tỷ đồng, tương đương tăng 15,82% so với thời điểm 31/12/2015, đạt 109% so với kế hoạch được giao (kế hoạch 2016 được giao là 3.069 tỷ đồng). Huy động vốn chi nhánh chiếm 11,18% trên tổng nguồn vốn huy động của tỉnh Bình Phước, đứng thứ 3 trên địa bàn (thứ 1 là Agribank và thứ 2 là Sacombank).
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở khách hàng bán lẻ và phần nhiều ở phân khúc KHDN lớn là các công ty cao su và thủy điện trên địa bàn như: Công ty cổ phần cao su Đồng Phú, Cơng ty TNHH một thành viên cao su Bình Long, Cơng ty TNHH một thành viên cao su Sông Bé, Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ, Công ty cổ phần thủy điện Srok Phu Miêng Idico,… Về cơ cấu nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng lớn nên tính ổn định khơng cao và mang tính chất thời điểm.
Hơn nữa, nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động, trên 95% trong 5 năm gần đây, một phần vì khách hàng giao dịch hầu hết bằng đồng nội tệ, mặt khác vì lãi suất huy động vốn bằng đồng ngoại tệ khá thấp.