3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay Khách hàng doanh
3.3.1.3. Đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm cho vay
Bình Phước là thủ phủ của ngành điều nên hầu hết các TCTD trên địa bàn đều tập trung lôi kéo cho vay khách hàng ở ngành này, và NHCT Bình Phước cũng khơng
ngoại lệ. Dư nợ cho vay ngành điều trong năm chiếm khá lớn trong tổng dư nợ, tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất, chế biến thường tăng dư nợ vào đầu năm để thu mua và dự trữ điều sản xuất, đến cuối năm dư nợ giảm nhiều do khách hàng trả bớt nợ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc trả nợ này chỉ mang tính chất thời điểm, thực tế, dư nợ ngành điều trong năm của chi nhánh khá cao, thời điểm 31/03/2016 và 30/06/2016 tổng dư nợ đạt trên 100% kế hoạch năm 2016 được giao. Trước năm 2014, do chính sách hạn chế cho vay đối với ngành, cùng với việc hạn chế thế chấp hàng hóa là hạt điều nên NHCT Bình Phước đã mất đi một lượng lớn khách hàng tốt chuyển qua các TCTD khác với chính sách tín dụng và lãi suất cho vay ưu đãi hơn. Cuối năm 2014, chi nhánh đã làm tờ trình loại bỏ ngành “chế biến kinh doanh hạt điều tại Bình Phước” ra khỏi ngành hạn chế cấp tín dụng, đồng thời tăng cường tiếp thị khách hàng tốt tại các TCTD khác, áp dụng lãi suất theo các chương trình ưu đãi để lơi kéo các khách hàng này. Kết quả là dư nợ của chi nhánh từ 2014 – 2016 có chiều hướng tăng lên. Đây có thể được xem là phần thưởng xứng đáng cho cán bộ nhân viên của chi nhánh. Bên cạnh đó, vào cuối năm, dư nợ khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực điều giảm vì họ ngưng sản xuất, tập trung vốn để chờ mùa vụ tiếp theo. Vì thế, ngân hàng có thể huy động được nguồn tiền nhàn rỗi của các vị lãnh đạo doanh nghiệp. Sở dĩ là nguồn tiền của các vị lãnh đạo, mà không phải của doanh nghiệp, vì để được lãi suất tiền gửi cao hơn, đa số chủ doanh nghiệp gửi tiết kiệm bằng tên cá nhân và người thân, dẫn đến số dư trên BCTC khơng phản ánh đúng tình hình thực tế của công ty.
CB QHKH quản lý dư nợ KHDN VVN cần lập tờ trình ưu tiên lãi suất vay vốn cho những đối tượng này để tận dụng được chênh lệch lãi suất mua – bán vốn từ Trụ sở chính. Muốn vậy, chi nhánh cần tiến hành lập danh sách những KHDN VVN có uy tín trong ngành điều và lãnh đạo doanh nghiệp cùng người thân của họ ngay từ đầu mùa vụ điều để trình lên cấp cao hơn nhằm huy động nguồn vốn ổn định vào cuối mùa điều.
Ngành điều vốn là một ngành phát triển lại dễ dàng bị bỏ qua do dư nợ giảm đáng kể vào cuối năm và đã từng nằm trong danh sách ngành hạn chế cấp tín dụng. Một khi khách hàng đã bị TCTD khác lôi kéo, cơ hội quay trở về là rất thấp. Để giữ vững
dư nợ vào thời điểm cuối năm cũng như nâng cao chất lượng cho vay và đa dạng hóa danh mục đầu tư, chi nhánh nên tiếp thị khách hàng ở các ngành nghề sản xuất mà NHCT đang khuyến khích tăng trưởng như sản xuất nguồn điện, xăng dầu, gas, viễn thông, điện tử, vận tải, dệt may, da giày, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vận tải, bia và nước giải khát, thực phẩm, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Bên cạnh việc triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm dịch vụ cho vay của NHCT, chi nhánh cần xem xét tình hình thực tế, nghiên cứu thêm về các ngành nghề tiềm năng để báo cáo lên lãnh đạo nhằm có các tình huống xử lý tín dụng tốt hơn.
Các giải pháp trên nhằm khắc phục biến DU4 “Sản phẩm cho vay của ngân hàng đa dạng và phong phú” và DU5 “Các chương trình ưu đãi lãi suất vay vốn rất hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác”.