PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và sự cam kết với tổ chức, hiệu quả công việc, ý định nghỉ việc của công chức cấp phường trên địa bàn quận 6 (Trang 47 - 52)

Thang đo Likert 5 mức độ được nghiên cứu sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của luận văn. Theo Hoàng Trọng (2006), thang đo Likert áp dụng cho một khái niệm đa yếu tố bao gồm nhiều tập hợp mục hỏi, mỗi tập hợp mục hỏi sẽ phản ánh một yếu tố của khái niệm. Thang đo Likert 5 mức độ được chia thành những khoảng điểm với mức độ thống kê tăng dần như sau;

1.00 – 1.80: Hồn tồn: khơng đồng ý/ khơng hài lịng/ khơng quan trọng 1.81 – 2.60: Khơng đồng ý/ Khơng hài lịng/ Không quan trọng

2.61 – 3.40: Trung bình

3.41 – 4.20 : Đồng ý/ Hài lịng/ Quan trọng

4.21 – 5.00: Hồn tồn: đồng ý/hài lòng/ quan trọng

Tác giả tiến hành khảo sát bằng việc phát Phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin từ công chức làm việc tại UBND cấp phường ở Quận 6. Theo Ranjit Kumar (2005) đối với cơng cụ nghiên cứu nên sử dụng bảng hỏi vì phương pháp này giúp người nghiên cứu có được những thơng tin cần thiết, dễ có số lượng lớn người trả lời nhanh chóng và hiệu quả từ đó làm tăng độ tin cậy của nghiên cứu. Bảng hỏi được xây dựng như sau:

Bước 1: Căn cứ vào cơ sở lý thuyết của đề tài và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạo nên bảng hỏi sơ bộ.

Bước 2: Bảng hỏi sơ bộ được dùng thảo luận trực tiếp giữa chuyên gia và tác giả nghiên cứu để tiếp thu ý kiến, từ đó tiến hành điều chỉnh lại nội dung câu hỏi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Bước 3: Hồn chỉnh bảng hỏi và gửi đi khảo sát chính thức.

Bảng câu hỏi chi tiết sẽ được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp công chức tại Ủy ban nhân dân cấp phường tại Quận 6..

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định tương quan mẫu nghiên cứu và phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để gạn lọc các khái

niệm dùng trong nghiên cứu. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Sau đó, sử dụng phép hồi quy tuyến tính để tìm ra tác động giữa các yếu tố và nghiên cứu được thực hiện cắt ngang thời gian. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức để có được kết luận thơng qua kỹ thuật khảo sát tại Ủy ban nhân dân cấp phường ở Quận 6.

3.2. Chọn mẫu

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp các đáp viên cũng sẽ dễ tiếp cận và trả lời phiếu điều tra, ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.Tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát).

Mơ hình nghiên cứu xây dựng 19 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là (19*5) +50 = 145 phiếu. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 240 phiếu khảo sát được phát tới các đáp viên. Kết quả thu về 149 phiếu, trong đó có 148 phiếu hợp lệ và 01 phiếu không hợp lệ. Phiếu không hợp lệ sẽ được loại ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Như vậy, 148 Phiếu khảo sát với 19 biến quan sát là phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

Cấu trúc phiếu khảo sát gồm có ba phần: (1) Giới thiệu đề tài nghiên cứu; (2) Nội dung các câu hỏi khảo sát; (3) Thông tin cá nhân của đáp viên.

3.3. Thang đo

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này gồm 19 câu hỏi, dựa trên các nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc của Lucas (1990) gồm 6 câu hỏi, ý định nghỉ việc của Nadiri, H., và Tanova, C. (2010) gồm 03 câu hỏi; Hiệu quả công việccủa Vandenabeele (2009) gồm 4 câu hỏi, Sự cam kết với tổ chức của Saks, Alan M. (2006) gồm 06 câu hỏi, được mã hóa như trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo và mã hóa thang đo

Các thang đo Mã hóa

Thang đo sự hài lịng trong cơng việc

1. Anh/Chị hài lịng với cơng việc đang làm hiện nay của mình. HL1 2. Anh/Chị hài lòng với người quản lý, lãnh đạo của mình. HL2 3 Anh/Chị hài lịng với mối quan hệ giữa mình và đồng nghiệp trong cơ

quan.

HL 3

4. Anh/Chị hài lòng với mức lương anh chị nhận được cho cơng việc của mình.

HL 4

5. Anh/Chị hài lòng với những cơ hội dành cho sự phát triển và thăng

tiến từ cơ quan của mình. HL 5 6. Nhìn chung, Anh/Chị hài lịng với tình hình cơng việc hiện tại của

mình.

HL 6

Các thang đo Mã hóa

Thang đo sự cam kết với tổ chức

1. Cơ quan này có vài người có ảnh hưởng lớn đối với anh/chị CK1 2. Anh/ chị rất vui khi làm việc ở quan này cho đến khi nghỉ hưu CK2 3. Anh/ chị xem khó khăn của cơ quan như là khó khăn của chính mình CK3

4. Anh/ chị gắn bó mật thiết với cơ quan CK4

5. Anh/ chị khơng ngại khi nói với người khác biết Anh/ chị đang làm việc ở cơ quan này

CK5

6. Anh/ chị cảm thấy mình thuộc về cơ quan này CK6

Các thang đo Mã hóa

1. Anh/ chị thấy mình có đóng góp vào sự thành cơng của tổ chức. HQ1 2. Anh/ chị nghĩ tôi thực hiện tốt các công việc được tổ chức giao. HQ2 3. Anh/ chị nghĩ tôi là một nhân viên tốt. HQ3 4. Nhìn chung Anh/ chị làm việc chăm chỉ hơn các đồng nghiệp của mình. HQ4

Các thang đo Mã hóa

Thang đo ý định nghỉ việc

1. Anh/Chị có thường xuyên suy nghĩ về việc nghỉ việc. TI1 2. Anh/Chị sẵn sàng tìm một cơng việc trong năm tới. TI2 3. Anh/Chị sẽ nghỉ việc vào năm tới. TI3

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu được tiến hành phân tích như sau:

Bước 1: Khảo sát ý kiến của 240 công chức Ủy ban nhân dân cấp phường trên địa bàn Quận 6, trong 240 phiếu phát ra thu về được 149 phiếu, trong đó có 148 phiếu hợp lệ, 01 phiếu không hợp lệ. Phiếu này bị bỏ ra trước khi nhập vào phần mềm SPSS 22.0 và AMOS 20.0 phiên bản Windows.

Bước 2: Dựa vào 19 biến quan sát được chọn, ta tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng cơng việc và thâm niên cơng tác.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbanch’s Alpha. Giá trị hiệu dụng của thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA); đây là phương pháp giúp đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ 2011). Số lượng nhân tố trích phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo là tiêu chuẩn để kết luận các thành phần của thang đo đạt giá trị phân biệt. Giá trị hội tụ của thang đo được đánh giá thông qua trọng số nhân tố và tổng phương sai trích (Total Variance Explained)

Theo bài nghiên cứu chúng ta muốn đo lường 4 nhân tố với 19 thang đo (câu hỏi). Sau khi chạy kiểm định độ tin cậy xong chúng ta sẽ giữ lại những câu hỏi đưa ra hệ số Cronbach’s alpha lớn nhất có thể và đó là những câu hỏi có mối liên hệ chặt chẽ nhất với các nhân tố cần đo lường.

Bước 4: Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó kết luận là chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đưa ra trước đó. Việc phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, kiểm tra độ thích hợp của mơ hình nghiên cứu, xây dựng mơ hình hồi quy bội để kiểm tra giả thuyết.

Trước tiên, phân tích hệ số tương quan giữa các nhân tố thành phần làm tiền đề cho phân tích hồi quy. Mục tiêu của phân tích tương quan là tính tốn mức độ liên hệ tuyến tính của hai biến số. Phân tích tương quan không chú trọng mối liên hệ nhân quả như phân tích hồi quy nhưng hai phân tích này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân tích tương quan được xem như là cơng cụ hỗ trợ hữu ích cho phân tích hồi quy (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) cho thấy tác động cụ thể của các thành phần đến mức độ gắn kết công việc của nhân viên. Đây là phân tích chính để đạt được các mục tiêu của nghiên cứu này. Để thực hiện các phân tích tương quan và hồi quy, mỗi khái niệm phải là một biến, tức là cần phải tính điểm số cho từng khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nghiên cứu này sẽ sử dụng giá trị trung bình của các biến quan sát làm giá trị của biến thành phần ương ứng.Trong phần này chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự:

- Phân tích và kiểm định mơ hình nghiên cứu: Phân tích và kiểm định độ thích hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường và phân tích Boostrap.

- Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố: Phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

- Ngồi ra cịn kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng: Phân tích phương sai ANOVA và Indepent-sample T – test.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và sự cam kết với tổ chức, hiệu quả công việc, ý định nghỉ việc của công chức cấp phường trên địa bàn quận 6 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)