Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định nghỉ việc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và sự cam kết với tổ chức, hiệu quả công việc, ý định nghỉ việc của công chức cấp phường trên địa bàn quận 6 (Trang 62 - 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định nghỉ việc:

Bảng 4.7. Hệ số Cronbach’s Alpha ý định nghỉ việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

NV1 4.73 8.869 .921 .945 NV2 4.76 9.065 .923 .944 NV3 4.72 8.514 .920 .947 Cronbach’s Alpha= 0.963

Kết quả từ bảng trên có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,963 và các hệ số tương quan biến - tổng đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do đó 3 biến trên đều được giữ lại để đại diện cho yếu tố văn hóa hợp lý và sẽ được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cũng qua kết quả khảo sát cho thấy, khi có sự thay đổi trong tổ chức như: tinh giản biên chế, chế độ phúc lợi, chế độ làm việc …. Thi những thay đổi đó có sự tác động nhiều chiều đến sự hài lịng trong cơng việc của cơng chức .

Theo hướng tích cực: cơng chức nhận thấy sự thay đổi đó là cần thiết và chấp nhận, tỷ lệ cơng chức chấp nhận những thay đổi có tác động đến cơng việc của họ không lớn, chủ yếu là những cơng chức có độ tuổi dưới 30 tuổi và một bộ phận nhỏ cơng chức có độ tuổi trên 40 là đồng ý với những sự thay đổi đó. Xét theo thâm niên, tỉ lệ công chức từ 1 đến 5 năm kinh nghiệm làm việc cũng là những người chấp nhận sự thay đổi nhanh nhất và có thái độ chấp nhận, hài lịng nếu có sự tác động đến công việc của họ.

Theo hướng tiêu cực: sự thay đổi trong tổ chức tác động tiêu cực đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của công chức. Trong số các công chức được khảo sát, hầu hết đều đã từng có ý định nghỉ việc 1 lần trong q trình cơng tác; những người có trình độ đại học trở lên có tỉ lệ sẵn sàng nghỉ việc để tìm cơng việc mới phù hợp hơn với chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tỉ lệ công chức có 10 năm kinh nghiệm trở lên có ý định nghỉ việc không nhiều, nhưng từ 5 năm đến dưới 10 năm kinh nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Những cơng chức có độ tuổi từ 40 trở lên thường khơng có ý định nghỉ việc do thời gian công tác đã lâu dài và cịn liên quan đến chế độ, chính sách họ được hưởng, tỉ lệ cơng chức từ 30 đến 35 tuổi có ý định nghỉ việc là lớn nhất. Nguyên nhân chủ yếu là họ khơng cịn tin tưởng vào công việc và sự lãnh đạo trong tổ chức, cũng như chế độ phúc lợi, lương thưởng không phù hợp với công sức họ đã bỏ ra trong quá trình làm việc.

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, sự hài lịng trong cơng việc có ý nghĩa khá quan trọng với xu hướng có ý định nghỉ việc của cơng chức. Bên cạnh đó, cơng chức có thể chấp nhận những thay đổi về chính sách nhân sự, phúc lợi,

lương thường và các quy định khác, nhưng họ không hồn tồn hài lịng với cơng việc và dẫn tới có ý định nghỉ việc. Nhưng khi khơng cịn niềm tin vào công việc, môi trường làm việc, cơng chức có ý định nghỉ việc cũng tăng cao.

Theo kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, cơng chức thường khơng hài lịng về sự thăng tiến và công nhận của lãnh đạo với năng lực bản thân hơn là mức lương. Lương và thu nhập không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến ý định nghỉ việc của công chức do đây là thang bảng lương theo hệ số do nhà nước quy định. Cái người cơng chức cần là sự thăng tiến và ít ra là sự công nhận của lãnh đạo, nếu sự nỗ lực của bản thân họ không đạt được những sự cơng nhận đó, ý định nghỉ việc có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và sự cam kết với tổ chức, hiệu quả công việc, ý định nghỉ việc của công chức cấp phường trên địa bàn quận 6 (Trang 62 - 64)